Hồ sơ nghiệm thu giai đoạn và hạng mục công trình
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
Nghiệm thu sàn trước khi đổ bê tông là tổng hợp tất cả các nội dung chứ không phải như lâu nay kỹ sư thường nhẩm hiểu là kiểm tra mình kết cấu. Điều này, đòi hỏi kỹ sư công trình phải nắm chắc và thực hiện đúng, đầy đủ các bước, vì nếu để xảy ra sai sót ở bất kỳ hạng mục nào thì sau khi đổ bê tông rất khó khắc phục và chi phí rất tốn kém.
Các thành phần, bộ phận tham gia quá trình nghiệm thu sàn trước khi đổ bê tông thường sẽ có: Chỉ huy trưởng, kỹ sư kết cấu, kiến trúc sư, họa viên điện nước, giám sát bên A, chủ đầu tư, đội trưởng đội thi công, lãnh đạo doanh nghiệp…
Thành phần nghiệm thu bắt buộc phải có mặt bao gồm: Kỹ sư phụ trách công trình, đội trưởng đội thi công và chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư.
Về mặt kiến trúc, kỹ sư sẽ căn cứ vào bản vẽ xin phép xây dựng, bản vẽ kiến trúc trong hồ sơ kiểm tra lại so với thực tế có đúng như trong bản vẽ hay không, dùng thước đo và kiểm tra cả về chiều dài, chiều rộng, khoảng cách giữa các cột đặc biệt là vị trí ô cầu thang (nơi hay xảy ra sai sót và rất khó xử lý nếu sai về kích thước). Nghiệm thu cốt sàn, cốt cầu thang xem nhà mình đổ có đúng cao độ cho phép không, kiểm tra cốt cầu thang để sau này khi hoàn thiện có một cầu thang với độ dày gáy phù hợp, thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Kiểm tra cao độ sàn âm nhà vệ sinh, nhà tắm, ban công..chú ý bổ sung thêm thép gia cường nếu xung quanh sàn nhà vệ sinh không bố trí đà.
Kiểm tra gờ chỉ, môi đà, diềm đà…có liên quan đến sàn chuẩn bị đổ bê tông, nhằm tạo hình kiến trúc cho ngôi nhà.
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có sự sai lệch thì cần tìm ra nguyên nhân và bàn bạc, trao đổi với chủ đầu tư về biện pháp khắc phục, sau đó báo về lãnh đạo công ty để công ty nắm và chỉ đạo phương hướng giải quyết tối ưu nhất.
Chú ý: Diện tích nhà chỉ được bằng và nhỏ hơn bản vẽ xin phép và kích thước sai lệch thường điều chỉnh ở các phòng. Khu vực ô cầu thang gần như tuyệt đối không được điều chỉnh.
Nếu kích thước đã đúng với bản vẽ xin phép và hồ sơ thi công thì chuyển sang nghiệm thu phần kết cấu. Chú ý phải dùng bản vẽ, thước để nghiệm thu đo đạc thực tế, chính xác, chứ không nghiệm thu chung chung bằng mắt (Hiện tượng này khá phổ biến ở các nhà thầu xây dựng nhà phố).
Căn cứ vào hồ sơ thi công, kỹ sư kiểm tra số lượng dầm đà, bố trí thép dầm đà sàn, thép tăng cường gối, nhịp xem đúng với bản vẽ trong hồ sơ thi công không.
Ngoài những nội dung trong bản vẽ kỹ sư còn phải đặc biệt chú ý đến việc kê thép sàn (lớp 1, lớp 2) kê dầm đà. Sử dụng đá hoa cương, chân chó và con kê đúc sẵn để kê đảm bảo bê tông phủ thép từ 2 đến 3cm.
Kiểm tra thép cột trên sàn, nếu thép chờ nối cột dài so với cốt sàn sau khi đổ bê tông trên 30d-35d (khoảng 48cm đến 60cm, thép cột phi 16,18,20) thì sẽ nối cột sau khi đổ bê tông sàn, nếu ngắn hơn thép cột sàn trên sẽ được nối trực tiếp trong dầm, đà trước khi đổ bê tông. Chú ý điều chỉnh cho chuẩn theo tim trục buộc một đai cột sát mặt sàn, một đai trên đầu thép chờ của cột trước khi đổ bê tông sàn.
Kiểm tra thép chờ cho các hạng mục nối thép tiếp theo ngoài thép chờ cột còn thép cầu thang, thép chờ tùy vào yêu cầu cụ thể của căn nhà như đặt bồn nước, đổ cột tạo thẩm mỹ xung quanh sân thượng.
Trong quá trình nghiệm thu thấy chỗ nào không đảm bảo, cần báo cáo và phải tổ chức khắc phục ngay. Trong trường hợp, nhận thấy kết cấu chịu lực không đảm bảo thì báo về công ty để điều chỉnh cho phù hợp (vì các công ty duyệt bản vẽ trước khi thi công nhà phố không phải công ty nào cũng làm bài bản và việc xảy ra sai sót do bản vẽ cũng khá phổ biến hiện nay).
Công việc nghiệm thu điện nước của bộ phận chuyên phụ trách điện nước, nhưng đối với nhà phố thường một kỹ sư phụ trách tổng hợp tất cả các mảng.
Cần triển khai kiểm tra việc đi đường ống âm sàn, đi nguồn từ lầu dưới lên các lầu trên, kiểm tra đi trước ống luồn dây điện đối với vị trí liên quan đến bê tông bắt buộc phải đi trước khi đổ. Thông thường đi dây nguồn 2 vị trí bắt buộc là điện ban công và điện cầu thang là cần phải đi ống luồn trước. Nhưng vẫn nên thống nhất với chủ đầu tư về vị trí điện ban công và số lượng bóng trước khi đặt ống chờ.
– Cấp nước: Kiểm tra cấp nước lên các sàn (không bắt buộc vì công việc này hoàn toàn có thể kiểm tra sau khi hoàn thiện thi công cũng được).
– Thoát nước: Thường sẽ đi trước thoát nước ban công, mái, sân thượng, đặt trước vị trí các phễu thu sàn và xếp gạch gia cố vị trí xây hộp gen.
– Chú ý quá trình nghiệm thu hạng mục nào mang bản vẽ hạng mục đó ra nghiệm thu.
Thực hiện kiểm tra cốp pha xem đảm bảo chắc chắn không, chú ý cây chống. Hạn chế dùng cây chống gỗ và chỉ nên dùng chống tăng và giàn giáo, chống tăng cũng phải găng lại đảm bảo chắc chắn và hệ thống cây chống được liên kết với nhau thành một thể thống nhất đảm bảo chịu lực cho toàn toàn bê tông cốt thép.
Kiểm tra kỹ các vị trí lỗ hổng cho ghép ván, nhét giẻ, giấy.. đảm bảo cho việc không gây mất nước bê tông.
Quá trình nghiệm thu sàn trước khi đổ bê tông chắc chắn không thể bỏ qua khâu: Kiểm tra tất cả các vật tư có liên quan đến đổ bê tông, cát, đá, xi măng, nước, phụ gia…
Nếu đổ bê tông thương phẩm kiểm tra lại số lượng bê tông, loại bê tông, lịch đặt đổ bê tông. Thông thường nhà phố nên đổ bê tông Mac 250 có phụ gia R7 cho các sàn, chú ý sàn sân thượng, sàn mái cho thêm phụ gia chống thấm từ B6 trở lên.
Trước khi đổ bê tông thương phẩm cần kiểm tra từng xe bê tông về niêm yết xuất kho, phiếu xuất kho và tem trên xe, kiểm tra các thông số trên phiếu xem đúng yêu cầu không, kiểm tra độ sụt, đối với nhà phố thông thường để độ sụt 10 cộng trừ 2. Cho tiến hành lấy đủ cục mẫu về mác bê tông và cục mẫu về chống thấm (nếu có) đúng quy định.
Đặc biệt chú ý có vật tư đổ bê tông dự bị (cát, đá, xi măng, nước..) Để đề phòng quá trình đổ bê tông tươi vì lý do nào đó bị thiếu bê tông (thậm chí thiếu vào ban đêm) thì có bê tông tay xử lý ngay không để gián đoạn hoặc kéo dài thời gian trong quá trình đổ bê tông, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Tùy từng điều kiện thi công mà kỹ sư và đội trưởng đội thi công chuẩn bị cho đổ bê tông được đảm bảo. Cần chú ý thêm các nội dung sau
Chuẩn bị ủng cho công nhân, đầm dùi, đầm dùi dự bị, bóng đèn (nếu đổ bê tông vào ban đêm), ổ cắm, bạt che (đề phòng trời mưa), nước uống cho công nhân…để không xảy ra bất kỳ sai sót nào trong quá trình đổ bê tông
Sau khi nghiệm thu xong cho tưới nước vệ sinh công trình sạch sẽ và tưới cho coppha ngấm đủ nước đến khi đổ không bị mất nước bê tông. (nội dung này nhà thầu thường quên mà chỉ tưới nước vệ sinh trước rất lâu so với thời gian đổ bê tông mà trước khi đổ không tưới lại đảm bảo hạn chế mất nước bê tông).
Quá trình kiểm tra nghiệm thu sàn trước khi đổ bê tông ghi chép đầy đủ và lập biên bản nghiệm thu và cho các thành phần có liên quan ký nhận. Chốt lịch đổ bê tông và thông báo báo cáo cho các thành phần có liên quan nắm và thực hiện kế
___________________
Một số nội dụng có thể bạn quan tâm:
Tải phần mềm nghiệm thu, hoàn công 360: https://nghiemthuxaydung.com/tai-ban-quyen_c
- Hướng dẫn nghiệp vụ ở đây: https://nghiemthuxaydung.com/huong-dan-lap-ho-so_c
- Hướng dẫn dự toán tất cả các loại ở đây: https://nghiemthuxaydung.com/video-huong-dan-21_c
- Hướng dẫn hồ sơ nghiệm thu: https://nghiemthuxaydung.com/huong-dan-lap-ho-so-nghiem-thu-quan-ly-chat-luong-mien-phi_p461
___________________
Tải phần mềm nghiệm thu, hoàn công 360:
Nếu có khó khăn trong tải về vui lòng liên hệ:
Bài viết liên quan