Giải pháp giám sát thực hiện chỉ định thầu dự án
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
Cốt thép dùng trong thiết kế bê tông cốt thép phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế, đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574 : 1991 “Kết cấu bê tông cốt thép” và TCVN 1651 : 1985 “Thép cốt bê tông”.
Đối với thép nhập khẩu cần có các chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra theo TCVN 197: 1985 “Kim loại – Phương pháp thử kéo” và TCVN 198 : 1985 “Kim loại – Phương pháp thử uốn”.
Cốt thép phải được cắt uốn phù hợp với hình dáng, kích thước của thiết kế. Sản phẩm cốt thép đã cắt và uốn được tiến hành kiểm tra theo từng lô. Trị số sai lệch không vượt quá các trị số theo quy định.
Khi chọn phương pháp hàn và công nghệ hàn phải tuân theo tiêu chuẩn TCXD 71 : 1977 “Chỉ dẫn hàn cốt thép và chi tiết đặt sẵn trong kết cấu bê tông cốt thép”.
Khi hàn đối đầu các thanh cốt thép cán nóng bằng máy hàn tự động hoặc bán tự động phải tuân theo tiêu chuẩn TCXD 72 : 1977 “Quy định hàn đối đầu thép tròn”.
Việc nối buộc (nối chồng lên nhau) đối với các loại thép được thực hiện theo quy định của thiết kế.
Việc nối buộc cốt thép phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Chiều dài nối buộc của cốt thép chịu lực trong các khung và lưới thép cốt thép không được nhỏ hơn 250mm đối với thép chịu kéo và không nhỏ hơn 200mm đối với thép chịu nén. Các kết cấu khác chiều dài nối buộc không nhỏ hơn các trị số theo quy định.
+ Khi nối buộc, cốt thép ở vùng chịu kéo phải uốn móc đối với thép tròn trơn, cốt thép có gờ không uốn móc;
+ Dây buộc dùng loại dây thép mềm có đường kính 1mm;
+ Trong các mối nối cần buộc ít nhất là 3 vị trí (ở giữa và hai đầu).
Trong mọi trường hợp việc thay đổi cốt thép phải được sự đồng ý của thiết kế. Trường hợp sử dụng cốt thép xử lý nguội thay thế cốt thép cán nóng thì nhất thiết phải được sự đồng ý của cơ quan thiết kế và chủ đầu tư.
Việc vận chuyển cốt thép đã gia công đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Không làm hư hỏng và biến dạng sản phẩm cốt thép;
+ Cốt thép từng thanh nên buộc thành từng lô theo chủng loại và số lượng để tránh nhầm lẫn khi sử dụng;
+ Các khung, lưới cốt thép lớn nên có biện pháp phân chia thành từng bộ phận nhỏ phù hợp với phương tiện vận chuyển.
- Công tác lắp dựng cốt thép cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Các bộ phần lắp dựng trước, không gây trở ngại cho các bộ phận lắp dựng sau;
+ Có biện pháp ổn định vị trí cốt thép không để biến dạng trong quá trình đổ bê tông;
+ Khi đặt cốt thép và cốt pha tựa vào nhau tạo thành một tổ hợp cứng thì cốp pha chỉ được đặt trên các giao điểm của cốt thép chịu lực và theo đúng vị trí quy định của thiết kế.
- Việc liên kết các thanh cốt thép khi lắp dựng cần được thực hiện theo các yêu cầu sau:
+ Số lượng mối nối buộc hay hàn dính không nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau, theo thứ tự xen kẽ;
+ Trong mọi trường hợp, các góc của đại thép với thép chịu lực phải buộc hoặc hàn dính 100%.
- Kiểm tra công tác cốt thép bao gồm các phần việc sau:
+ Sự phù hợp của các loại cốt thép đưa vào sử dụng so với thiết kế;
+ Công tác gia công cốt thép; phương pháp cắt, uốn và làm sạch bề mặt cốt thép trước khi gia công.
+ Công tác hàn: bậc thợ, thiết bị, que hàn, công nghệ hàn và chất lượng mối hàn.
+ Sự phù hợp về việc thay đổi cốt thép so với thiết kế.
+ Vận chuyển và lắp dựng cốt thép.
+ Sự phù hợp của các loại thép chờ và chi tiết đặt sẵn so với thiết kế;
+ Sự phù hợp của các loại vật liệu làm con kê, mật độ các điểm kê và sai lệch chiều dày lớp bê tông bảo vệ so với thiết kế.
Việc nghiệm thu công tác cốt thép phải tiến hành tại hiện trường theo các yêu cầu để đánh giá chất lượng công tác cốt thép so với thiết kế trước khi đổ bê tông.
+ Các bản vẽ thiết kế có ghi đầy đủ sự thay đổi về cốt thép trong quá trình thi công và kèm biên bản về quyết định thay đổi;
+ Các kết quả kiểm tra mẫu thử về chất lượng thép, mối hàn và chất lượng gia công cốt thép;
+ Các biên bản thay đổi cốt thép trên công trường so với thiết kế;
+ Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật trong quá trình gia công và lắp dựng cốt thép;
+ Nhật ký thi công.
Hiện nay phần mềm nghiệm thu xây dựng 360 là phần mềm nghiệm thu và quản lý chất lượng duy nhất đáp ứng được các nhu cầu trong công tác nghiệm thu và quản lý với mọi loại công trình xây dựng hiện nay bao gồm: Xây dựng, lắp đặt, giao thông, hạ tầng, thủ lợi, thủy điện, cầu - cống, công ích (cây xanh, rác thải, nạo vét), điện lực, viễn thông, phòng cháy chữa cháy, khảo sát ...với chức năng đa dạng như:
- Thực hiện đo bóc lại khối lượng với đa dạng
- Chia khối lượng thanh toán thành nhiều lần nghiệm thu để phù hợp với thực tế
- Điều chỉnh ngày giờ để phù hợp với thời gian trong hợp đồng
- Biểu mẫu đa dạng và có thể chỉnh sửa theo mẫu của Chủ Đầu tư
- Nhật ký được xuất tự động (nhân công, máy, thời tiết tự cập nhật online) và đồng bộ với biên bản nghiệm thu
- Xuất tiến độ thi công đầy đủ biểu đồ ngang, đứng, vật liệu, nhân công, máy thi công và điều chỉnh ngày tháng
- Xuất biên bản nghiệm thu tự động theo công tác nghiệm thu hoặc theo này nghiệm thu
- Xuất biên bản nghiệm thu xây dựng và tự tìm các biên bản tương ứng với công tác thi công
- Xuất bảng phụ lục khối lượng nghiệm thu theo đúng công tác
- Gộp nhiều công tác nghiệm thu vào cùng 1 biên bản
- Chia khối lượng 1 đợt thanh toán thành nhiều giai đoạn nghiệm thu khác nhau
- Chuyển đổi tự động, đơn giản thời gian nghiệm thu theo R3, R7, R28 và tự xử lý thời gian cho các biên bản liên quan
Chính vì vậy phần mềm nghiệm thu xây dựng 360 là phần mềm đáp ứng được nhu cầu kiểm tra, nghiệm thu, quản lý thi công công tác cốt thép.
Bài viết liên quan