Hồ sơ nghiệm thu giai đoạn và hạng mục công trình
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
Nhà thầu thi công xây dựng công trình trước khi tiến hành khởi công xây dựng công trình thì nhà thầu tổ chức lập, trình chủ đầu tư chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động. Kế hoạch an toàn lao động được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để điều chỉnh phù hợp với thực tế thi công trên công trường.
Nội dung của kế hoạch an toàn lao động được quy định trong Phụ lục III kế hoạch tổng hợp về an toàn ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP - Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng ngày 26 tháng 01 năm 2021 của chính phủ gồm 11 nội dung .
- An toàn là ưu tiên hàng đầu
- Tuân thủ triệt để pháp luật và các quy định liên quan
- Loại trừ nguyên nhân
- Phòng ngừa triệt để
- Phòng ngừa triệt để tai nạn đối với cộng đồng
- Thực hiện triệt để chu trình PDCA cho công tác quản lý an toàn.
- Quy định về vệ sinh, an toàn lao động
Luật số 84/2015/QH13 Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25/6/2015;
Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động;
Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;
Thông tư số 08/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật mất an toàn, vệ sinh lao động;
Thông tư số 13/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16/6/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
Thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH ngày 11/11/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định giá tối thiểu đối với dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
Thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội ban hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
- Các quy định về xây dựng
Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
Thông tư 10/2021/TT-BXD Hướng dẫn Nghị định 06/2021/NĐ-CP
Thông tư số 29/2016/TT-BXD ngày 29/12/2016 của Bộ Xây dựng ban hành quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với cần trục tháp, máy vận thăng và sàn treo nâng người sử dụng trong thi công xây dựng;
Thông tư 03/2019/TT-BXD về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
- Nhà thầu phải tổ chức huấn luyện về an toàn hàng tháng nhằm nâng cao nhận thức về an toàn và vệ sinh lao động tại công trường ( chỉ nêu thí dụ, còn các nhà thầu thi công tự lập theo các công tác thi công phù hợp với công trình).
- Nhà thầu phải bổ nhiệm cán bộ phù hợp phụ trách công tác huấn luyện an toàn ví dụ như Trưởng bộ phận an toàn/giám sát viên an toàn tại công trường xây dựng. Kết quả huấn luyện phải được ghi chép, tổng hợp lại trong phiếu theo dõi bồi dưỡng huấn luyện có chữ ký của tất cả các học viên tham gia và được Nhà thầu lưu giữ.
Nhà thầu phải lập một Sơ đồ tổ chức công tác quản lý an toàn của công trình bao gồm cả nhà thầu phụ để quản lý an toàn và ngăn ngừa các tai nạn trên công trường thi công, bao gồm:
- Nhà thầu chính và Nhà thầu phụ: Chỉ huy trưởng công trình-Trưởng bộ phận an toàn-Nhà thầu phụ-Cán bộ chuyên trách làm công tác ATLĐ-Đốc côngNgười lao động.
- Nếu nhà thầu phụ có nhà thầu phụ thì cán bộ chuyên trách chuyên trách làm công tác ATLĐ của nhà thầu phụ phải kiểm soát cả công tác an toàn của nhà thầu phụ-phụ.
- Bồi dưỡng huấn luyện cho các đối tượng là người phụ trách công tác an toàn lao động, người làm công tác an toàn lao động, người lao động;
- Kế hoạch huấn luyện định kỳ, đột xuất.
Chu trình làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc đối với các công việc có yêu cầu cụ thể gồm:
- Tên hoạt động.
- Phương tiện bảo vệ cá nhân được yêu cầu.
- Chỉ ra các bước được yêu cầu để hoàn thành hoạt động một cách an toàn.
- Danh sách các nguy cơ tiềm ẩn và biện pháp kiểm soát như đã được chỉ rõ trong đánh giá rủi ro.
- Chỉ ra những cảnh báo có khả năng áp dụng được.
- Các quy trình khẩn cấp và các bước tiến hành tắt/đóng.
- Các quy định pháp luật và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Cam kết quản lý và thông qua.
- Các yêu cầu chung;
- Đường đi lại và vận chuyển;
- Xếp liệu, nhiên liệu, cấu kiện thi công và các yêu cầu tổ chức mặt bằng công trường khác có liên quan.
- Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến rơi, ngã;
- Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến vật bay, vật rơi;
- Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến sập đổ kết cấu;
- Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến máy, thiết bị sử dụng trong thi công xây dựng công trình;
- Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến điện, hàn;
- Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến thi công trên mặt nước, dưới mặt nước;
- Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến thi công công trình ngầm;
- Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn liên quan đến cháy, nổ;
- Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn cho cộng đồng, công trình lân cận;
- Các biện pháp ngăn ngừa tai nạn giao thông và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động khác có liên quan.
- Mũ bảo hộ;
- Đai, áo an toàn;
- Phương tiện bảo vệ cho mắt, tai, mặt, tay, chân;
- Áo phao;
- Mặt nạ thở, phòng độc;
- Hộp sơ cứu và các dụng cụ, phương tiện khác có liên quan.
Hệ thống quản lý sức khỏe, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động và các hệ thống khác có liên quan đến quản lý sức khỏe và môi trường lao động.
Mạng lưới thông tin liên lạc, các quy trình ứng phó với tình huống khẩn cấp có liên quan.
- Theo dõi và báo cáo việc thực hiện kế hoạch tổng thể về an toàn lao động;
- Báo cáo về tình hình tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;
- Chia sẻ thông tin về tai nạn, sự cố để nâng cao nhận thức của người lao động.
- Mẫu khai báo tai nạn lao động.
- Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động của đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở.
- Mẫu Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động cấp cơ sở (6 tháng hoặc cả năm).
- Mẫu thông báo thông tin của người làm công tác y tế cơ sở.
- Mẫu thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ chăm sóc và quản lý sức khỏe người lao động.
Xem thêm:
Các bạn nào cần mua hoặc hỗ trợ phần mềm nghiệm thu - thanh toán - dự toán có thể liên hệ 0903367479 - 0787646568 - 0377101345
Bài viết liên quan