Thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xây dựng
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
TCVN 4085 : 1985, Kết cấu gạch đá - Quy phạm thi công và nghiệm thu.
TCVN 4314 : 2003, Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 4452 : 1987, Kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép - Quy phạm thi công và nghiệm thu.
TCVN 4453 : 1995, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu.
TCVN 4732 : 2007, Đá ốp lát tự nhiên.
TCVN 7744 : 2007, Gạch terrazzo.
TCVN 7745 : 2007, Gạch gốm ốp lát ép bán khô - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 7483 : 2005, Gạch gốm ốp lát đùn dẻo - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 7899-1 : 2008, Gạch gốm ốp lát - Vữa, keo chít mạch và dán gạch - Phần 1: Thuật ngữ, định nghĩa và yêu cầu kỹ thuật đối với vữa, keo dán gạch.
TCVN 7899-3: 2008, Gạch gốm ốp lát - Vữa, keo chít mạch và dán gạch - Phần 3: Thuật ngữ, định nghĩa và yêu cầu kỹ thuật đối với vữa, keo chít mạch.
- Khi nhận vật liệu cần kiểm tra chứng từ giao nhận, chủng loại, tình trạng vật liệu và các chứng chỉ kỹ thuật. Vật liệu ốp lát khi đưa đến hiện trường phải được bao gói theo đúng quy cách, có dán nhãn, ghi rõ kích thước, chủng loại, màu sắc ...
- Các vật liệu ốp lát phải sạch, không sứt vỡ, khô ráo, đủ số lượng để thi công và phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật trong tiêu chuẩn TCVN 7483, TCVN 7745, TCVN 4732, TCVN 7744.
- Vữa, keo chít mạch và dán gạch phải phù hợp với lớp nền và thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật quy định trong tiêu chuẩn TCVN 7899-1, TCVN 7899-3, TCXDVN 336.
- Vữa xi măng cát thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4314.
- Mặt lớp nền đảm bảo phẳng, chắc chắn, ổn định, có độ bám dính với vật liệu gắn kết và được làm sạch tạp chất.
- Cao độ nền lát phù hợp với vật liệu lát phủ bên trên. Độ dốc của lớp nền phù hợp với thiết kế.
- Bề mặt kết cấu được ốp trang trí hay ốp bảo vệ theo phương thẳng đứng không được nghiêng lệch vượt quá giá trị cho phép theo quy định trong các tiêu chuẩn TCVN 4085, TCVN 4453, TCVN 4452.
- Cần kiểm tra độ phẳng nền ốp trước khi thi công ốp phẳng. Nếu nền ốp có độ lồi lõm lớn hơn 15 mm cần phải trát phẳng bằng vữa xi măng cát. Độ lồi lõm của nền ốp khi ốp bằng keo phải £ ± 3 mm khi kiểm tra bằng thước dài 2 m.
- Chỉ tiến hành ốp trên nền ốp có lớp vữa trát lót tạo phẳng khi cường độ lớp vữa trát lót đạt tối thiểu bằng 75 % của mác vữa thiết kế. Lớp vữa trát lót phải đảm bảo khả năng bám dính tốt với nền trát. Khi ốp bằng vữa xi măng cát, chỉ nên ốp cho loại gạch có trọng lượng £ 20 kg/m2.
- Mặt lát phải đảm bảo các yêu cầu về độ cao, độ phẳng, độ lệch, độ dốc và độ dính kết với lớp nền, chiều dày vật liệu gắn kết, bề rộng mạch lát, màu sắc, hoa văn, hình dáng trang trí v.v...
- Vật liệu lát dùng vữa làm vật liệu gắn kết thì vữa phải được trải đều trên lớp nền để đảm bảo giữa lớp lát và lớp nền được đầy vữa.
- Các mạch lát phải sắc nét, đều thẳng và được lấp đầy bằng vật liệu chèn mạch.
- Dung sai trên mặt lát không vượt quá các giá trị yêu cầu trong Bảng 1 và Bảng 2.
- Tổng thể mặt ốp đảm bảo đúng hình dạng, kích thước hình học, những chi tiết hình ốp, đường nét hoa văn trên bề mặt ốp phải theo đúng thiết kế.
- Vật liệu ốp sử dụng phải đúng quy cách về chủng loại kích thước và màu sắc, không cong vênh, sứt mẻ, các khuyết tật trên mặt ốp không được vượt quá trị số quy định trong các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan hay quy định của thiết kế.
- Những chi tiết hình ốp, hoa văn trên mặt ốp phải đúng theo thiết kế.
- Các mạch ốp ngang và dọc phải sắc nét, đều thẳng và được lấp đầy bằng vật liệu chèn mạch.
- Độ phẳng của các mạch ốp trong trường hợp ốp phẳng không được sai lệch vượt quá 1 mm khi chiều rộng mạch ốp < 6 mm; không vượt quá 2 mm khi mạch ốp ³ 6 mm.
- Trên bề mặt ốp không được có vết nứt, vết ố của vữa xi măng, keo dán gạch còn sót lại.
- Dung sai cho phép của bề mặt ốp không vượt quá quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 - Dung sai cho phép của mặt ốp
- Gạch lát phải được làm vệ sinh, không để bụi bẩn, dầu mỡ, các chất làm giảm tính dính kết giữa lớp nền và lớp lát.
- Đối với vật liệu lát có khả năng hút nước từ vật liệu gắn kết, vật liệu lát phải được nhúng nước và vớt ra để ráo trước khi lát.
- Pha trộn, sử dụng và bảo quản vật liệu gắn kết phải tuân theo yêu cầu của từng loại vật liệu.
- Vật liệu gắn kết có thể là vữa xi măng cát, vữa tam hợp, vữa dán gạch, keo dán.
- Dùng dây căng, ni vô hoặc máy trắc đạc kiểm tra cao độ, độ phẳng, độ dốc của lớp nền.
- Gắn các mốc cao độ chuẩn, mỗi phòng có ít nhất bốn mốc tại bốn góc, phòng diện tích lớn mốc gắn theo lưới ô vuông, khoảng cách giữa các mốc không quá 3 m.
- Cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết cho công tác lát như: dao xây, bay lát, bay miết mạch, thước tầm 3 m, thước rút, búa cao su, máy cắt gạch, máy mài gạch, đục, chổi đót, giẻ lau, ni vô hoặc máy trắc đạc.
- Dụng cụ cần đầy đủ và phù hợp với yêu cầu thi công cho từng thao tác nghề nghiệp. Dụng cụ đã hư hỏng và quá cũ, bị mòn, không đảm bảo chính xác khi thi công không được sử dụng.
- Trải vữa đều trên bề mặt lớp nền đủ rộng để lát từ 3 đến 5 viên, sau khi lát hết các viên này mới trả vữa lát tiếp.
- Sau khi lớp vữa se lại, tiến hành rắc một lớp bột xi măng lên lớp vữa vừa trải hoặc phết lên mặt sau viên gạch một lớp hồ xi măng.
- Đặt gạch ngay vào vị trí, tránh ấn các góc viên gạch.
- Dùng búa cao su gõ nhẹ, căn chỉnh vào vị trí cho phẳng mặt, thẳng mạch và thẳng theo dây căng.
- Trình tự như sau: căng dây và lát các viên gạch trên đường thẳng nối giữa các mốc đã gắn trên lớp nền. Sau đó lát các viên gạch nằm trong phạm vi các mốc cao độ chuẩn, hướng lát vuông góc với hướng đã lát trước đó. Hướng lát chung cho toàn nhà hoặc công trình là từ trong lùi ra ngoài.
- Trong khi lát thường xuyên dùng thước tầm 3 m để kiểm tra độ phẳng của mặt lát. Độ phẳng của mặt lát được kiểm tra theo các phương dọc, ngang và chéo. Thường xuyên kiểm tra cao độ mặt lát căn cứ trên các mốc cao độ tham chiếu.
- Khi lát phải chú ý sắp xếp các viên gạch đúng hoa văn thiết kế.
- Tiến hành lát từng viên một và vật liệu gắn kết phải được phết đều lên mặt sau viên gạch.
- Dùng búa cao su gõ nhẹ, căn chỉnh vào vị trí cho phẳng mặt, thẳng mạch và thẳng theo dây căng.
- Trình tự lát theo 3.4.1
- Phương pháp này sử dụng cho gạch terrazzo.
- Trải trên bề mặt lớp nền một lớp hồ xi măng dày 2 mm.
- Tiếp theo, trải đều và đầm chặt lớp vữa bán khô có chiều dày lớn hơn chiều dày thiết kế khoảng 10 % đến 15 %. Lượng vữa trải đều trên bề mặt lớp nền đủ rộng để lát từ 3 đến 5 viên, sau khi lát hết các viên này mới trải vữa lát tiếp.
- Dùng hồ xi măng phết vào mặt sau viên gạch và đặt ngay vào vị trí, tránh ấn các góc viên gạch.
- Căn chỉnh các viên gạch cân đối, mạch thẳng và thẳng theo dây căng. Sau đó gõ nhẹ để bề mặt gạch bằng phẳng và gắn chặt vào lớp vữa.
- Quét sạch hồ xi măng trên bề mặt lớp lát.
- Công tác chèn mạch lát chỉ được tiến hành khi các viên gạch lát đã dính kết với lớp nền. Trước khi chèn mạch lát, mặt lát phải được vệ sinh sạch sẽ. Mạch lát sau khi chèn xong, lau ngay cho đường mạch sắc gọn và vệ sinh mặt lát không để chất chèn mạch bám dính làm bẩn mặt lát.
- Thời gian chèn trong khoảng từ 12 h đến 48 h.
- Sau khi làm đầy mạch lát không được va chạm mạnh trước khi vật liệu gắn kết đủ rắn.
- Với mặt lát ngoài trời và vật liệu gắn kết là vữa, phải có biện pháp che nắng và chống mưa xối trong 1 đến 3 ngày sau khi lát.
- Hầu hết các phương pháp ốp đều yêu cầu gạch khô ráo. Riêng gạch ốp bằng vữa xi măng cát có thể nhúng nước trước khi ốp.
- Pha trộn, sử dụng và bảo quản vật liệu gắn kết phải tuân theo yêu cầu của từng loại vật liệu.
- Vật liệu gắn kết có thể là vữa xi măng cát, vữa tam hợp, vữa dán gạch, keo dán.
Mặt nền ốp phải phẳng, thỏa mãn các yêu cầu quy định ở mục 5.2.
- Cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết cho công tác ốp như: bay dàn vữa, bay miết mạch, thước tầm 3 m, thước rút, búa cao su, máy cắt gạch, máy mài gạch, đục, chổi đót, giẻ lau, ni vô.
- Dụng cụ cần đầy đủ và phù hợp với yêu cầu thi công trong thao tác nghề nghiệp. Dụng cụ đã hư hỏng và quá cũ, bị mòn, không đảm bảo chính xác khi thi công không được sử dụng.
- Trát một lớp vữa có chiều dày £ 10 mm, xoa phẳng bề mặt ốp và chờ cho vữa se lại.
- Phết đều một lớp vữa xi măng cát tỷ lệ 1:1 loãng với chiều dày không quá 3 mm lên mặt sau viên gạch.
- Gắn gạch lên lớp vữa đã trát, căn chỉnh vào vị trí cho phẳng, thẳng mạch và thẳng theo dây căng ngang.
- Ấn hoặc gõ nhẹ vào gạch để tạo sự bám dính giữa hai lớp vữa.
- Đối với gạch mosaic thì phải bóc bỏ lớp giấy.
- Trong trường hợp không thể trát lớp vữa đầu tiên hoặc khi ốp diện tích nhỏ, có thể ốp trực tiếp lên nền ốp bằng cách phết vữa xi măng cát lên mặt sau viên gạch ốp và gắn vào vị trí đã xác định, căn chỉnh và gõ nhẹ cho phẳng mặt ốp. Chiều dày lớp vữa ốp khoảng 6mm và không lớn hơn 12 mm. Phương pháp này không được áp dụng với các loại gạch gốm có chiều dày £ 5,5 mm vì dễ gây ra hiện tượng nứt gạch.
- Quá trình ốp phải được kiểm tra theo phương ngang và phương đứng.
- Sau 2 h khi vữa đông cứng mới được làm sạch vữa bám trên bề mặt.
- Vật liệu gắn kết sử dụng để ốp phải phù hợp và tương thích với nền ốp và vật liệu ốp.
- Khi ốp bằng keo, bề mặt sau của vật liệu ốp và bề mặt nền ốp phải khô để không làm giảm khả năng bám dính của keo.
- Công tác chuẩn bị, hòa trộn keo và quy trình thao tác ốp phải tuân thủ theo đúng quy định của thiết kế và nhà sản xuất.
- Hệ thống giá đỡ, móc treo … phải được thiết kế và thi công chắc chắn để gắn vật liệu ốp vào bộ phận kết cấu chịu lực của công trình.
- Khi ốp mặt ngoài công trình, tất cả các chi tiết giá đỡ, móc treo ... phải được thiết kế hoặc có các biện pháp xử lý thích hợp để chịu được tác động xâm thực của thời tiết, môi trường.
- Khi ốp những tấm vật liệu có kích thước và trọng lượng lớn cần phải dùng các phương tiện nâng bằng cơ giới hoặc bán cơ giới. Hệ thống giàn giáo đảm bảo thi công chắc chắn, không ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị khi ốp.
- Quy trình thi công lắp dựng hệ thống giá đỡ, móc treo ... và gắn cố định vật liệu ốp lên kết cấu phải tuân thủ theo quy định, chỉ dẫn thiết kế hoặc của nhà sản xuất.
- Khi ốp bên ngoài công trình, phía mặt ốp trên và các khe co dãn cần có biện pháp xử lý thích hợp phòng tránh nước mưa thâm nhập vào phía sau của mặt ốp. Để tránh hiện tượng đọng nước mưa làm ố mặt ốp, các bề mặt ốp của mái, của các chi tiết trang trí gờ, cạnh... khi ốp nên có độ dốc để thoát nước.
- Hàng ốp cuối cùng dưới chân tường không được tiếp xúc với nền, hoặc lớp gạch lát... để tránh hiện tượng thẩm thấu nước từ dưới lên hoặc bị tác động do hiện tượng phồng rộp của nền đất hoặc lớp lát.
- Khi ốp cao trong phạm vi không quá 5 m, các mạch ốp cần được chèn vật liệu chèn mạch ngay trong quá trình ốp.
- Khi ốp bằng vữa xi măng cát, vữa dán hoặc keo qua các khe co giãn, các mạch ốp nên bố trí trùng với khe co giãn để phòng tránh hiện tượng nứt, vỡ vật liệu ốp.
- Khi ốp tường, mặt ốp cần được bảo vệ không bị mưa, nắng cho tới khi vật liệu gắn kết đóng rắn. Sau đó, tiếp tục bảo vệ ít nhất 2 tuần.
- Cần có các biện pháp bảo vệ, che chắn để tránh va đập, trầy xước hoặc làm hỏng mặt ốp.
- Sau khi làm đầy mạch lát không được va chạm mạnh trước khi vật liệu gắn kết đủ rắn.
- Với mặt lát ngoài trời và vật liệu gắn kết là vữa, phải có biện pháp che nắng và chống mưa xối trong 1 ngày đến 3 ngày sau khi lát.
- Bề mặt lớp nền được đo trực tiếp bằng thước, ni vô, máy trắc đạc.
- Kiểm tra chất lượng vật liệu ốp lát, vật liệu gắn kết bằng việc lấy mẫu, thí nghiệm theo tiêu chuẩn của vật liệu.
- Cao độ mặt lát được đo trực tiếp bằng thước, ni vô, máy trắc đạc.
- Độ phẳng mặt ốp lát được đo trực tiếp bằng thước tầm, ni vô, máy trắc đạc.
- Độ dốc mặt lát được đo bằng ni vô, đổ nước thử hay lăn viên bi thép có đường kính 10 mm.
- Độ chắc chắn và độ bám dính giữa vật liệu ốp lát với lớp nền bằng cách dùng thanh gỗ gõ nhẹ lên bề mặt, tiếng gõ phải chắc đều ở mọi điểm.
- Độ đồng đều về màu sắc, hoa văn, các chi tiết đường viền trang trí được quan sát bằng mắt.
- Các yêu cầu đặc biệt khác theo chỉ định thiết kế.
- Các sai số về cao độ, độ dốc, độ phẳng mặt không vượt quá các giá trị trong Bảng 1, Bảng 2 và Bảng 3.
- Biên bản nghiệm thu chất lượng vật liệu ốp lát và vật liệu gắn kết;
- Biên bản nghiệm thu lớp nền;
- Biên bản nghiệm thu lớp ốp lát;
- Biên bản nghiệm thu các công việc hoàn thành;
- Nhật ký công trình.
Trên đây phần mềm nghiệm thu xây dựng 360 đã gửi tới Qúy bạn đọc Hướng dẫn thi công và nghiệm thu công tác ốp lắt gạch. Để tìm hiểu thêm bạn đọc có thể tham khảo TCVN 8264 : 2009 gạch ốp lát - quy phạm thi công và nghiệm thu
___________________
Một số nội dụng có thể bạn quan tâm:
Tải phần mềm nghiệm thu, hoàn công 360: https://nghiemthuxaydung.com/tai-ban-quyen_c
- Hướng dẫn nghiệp vụ ở đây: https://nghiemthuxaydung.com/huong-dan-lap-ho-so_c
- Hướng dẫn dự toán tất cả các loại ở đây: https://nghiemthuxaydung.com/video-huong-dan-21_c
- Hướng dẫn hồ sơ nghiệm thu: https://nghiemthuxaydung.com/huong-dan-lap-ho-so-nghiem-thu-quan-ly-chat-luong-mien-phi_p461
___________________
Tải phần mềm nghiệm thu, hoàn công 360:
Nếu có khó khăn trong tải về vui lòng liên hệ:
Bài viết liên quan