Trình tự thực hiện lập và quản lý dự án theo phương pháp EVM
File thực hành QLDA theo EVM
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
Nghị định số 12/2009/NĐCP ngày 10/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Nghị định số 112/2009/NĐCP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Phương pháp EVM gồm 3 bước:
B1: “Lập kế hoạch của dự án”: Kế hoạch này phải phù hợp với kế hoạch trong hồ sơ dự thầu.
+ B1.1: Lập kế hoạch theo hợp đồng.
+ B1.2: Dự kiến tình hình thực tế của dự án.
B2: “Báo cáo tình hình thực hiện của dự án”.
B3: “Đánh giá tình hình thực tế của dự án”.
B1: Lập kế hoạch của dự án.
Trách nhiệm: Đơn vị thi công phải lập kế hoạch của dự án. Sau đó gửi file và in ra giấy “Mẫu số 1” và “Mẫu số 2” gửi cho Ban Quản lý dự án trước khi khởi công thi công xây dựng công trình.
B2: “Báo cáo tình hình thực hiện của dự án”.
Trách nhiệm: Đơn vị Tư vấn giám sát kiểm tra và báo cáo tình hình thực hiện của dự án. Mỗi tuần tư vấn giám sát phải gửi file báo cáo (theo “Mẫu số 5” ; “Mẫu số 6”) cho Bộ phận kỹ thuật hiện trường của Ban QLDA.
Đối với các công việc nghiệm thu như: Nghiệm thu công việc, nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành thì Tư vấn giám sát phải in báo cáo theo “Mẫu số 5”, sau đó lưu tại công trường, đóng thành tập các file đã in và gửi cho Ban Quản lý dự án trong các đợt thanh toán của nhà thầu thi công xây dựng. Đây là tài liệu pháp lý rất quan trọng để Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu thi công và thanh toán cho nhà thầu giám sát.
B3: “Đánh giá tình hình thực tế của dự án”.
Trách nhiệm:
- Ban Quản lý dự án sẽ kiểm tra và cung cấp file Excel để hỗ trợ nhà thầu thi công trong quá trình “Lập kế hoạch của dự án” và nhà thầu Tư vấn giám sát “Báo cáo tình hình thực tế của dự án”.
- Bộ phận kỹ thuật hiện trường có trách nhiệm quản lý, theo dõi dự án tại công trường. Báo cáo hằng ngày về văn phòng tình hình của dự án, nguyên nhân tăng giảm khối lượng so với hợp đồng để bộ phận văn phòng nắm rõ hơn tình hình thực hiện của dự án. Hằng tuần Bộ phận kỹ thuật hiện trường của Ban QLDA phải kiểm tra báo cáo của Tư vấn giám sát về tình hình thực hiện dự án (theo“Mẫu số 5”;“Mẫu số 6”), sau đó gửi file báo cáo này cho Bộ phận thanh quyết toán.
- Hằng tuần Bộ phận thanh quyết toán của Ban QLDA có trách nhiệm báo cáo chi phí của dự án tại thời điểm đang xét và đánh giá tình hình thực hiện của dự án. Đề xuất phương án nhằm đảm bảo tiến độ, chi phí của dự án.
- Khối lượng phát sinh là khối lượng công việc sau khi hoàn thành lớn hơn hoặc nhỏ hơn khối lượng công việc trong hợp đồng(“% hoàn thành tích lũy” lớn hơn hoặc nhỏ hơn 100%).
- Khối lượng do thay đổi thiết kế là khối lượng các công việc thay đổi khi thiết kế thay đổi.
- Khối lượng bổ sung là khối lượng các công việc bổ sung vào hợp đồng.
- Khối lượng bù giá là khối lượng các công việc được bù giá theo quy định của hợp đồng(Bù vật liệu, bù nhân công, bù máy thi công).
- Khối lượng không thực hiện là khối lượng các công việc có trong hợp đồng nhưng thực tế không thi công.
- Tiến độ thi công thực tế của dự án hoàn toàn khác so với tiến độ đã lập theo hợp đồng có nghĩa là các công việc Gantt được lập theo kế hoạch hoàn toàn khác các công việc Gantt theo thực tế thi công của dự án.
- Công tác Gantt là công tác có thời gian dự trữ toàn phần và riêng phần bằng 0.
- BCWS (Budgeted Cost of Work Scheduled): Chi phí dự trù cho các công việc dự kiến.
- BCWP (Budgeted Cost of Work Performed):Chi phí thu được cho các công việc dự kiến.
- BAC(Budgeted Cost at Completion)=Σ(BCWS):Ngân sách được duyệt lúc hoàn thành.
- SV(Schedule Variance)=BCWP-BCWS: Phương sai của tiến độ.
+ SV>0: Tiến độ thực hiện dự án nhanh hơn so với tiến độ dự kiến.
+ SV=0: Tiến độ thực hiện dự án đúng tiến độ dự kiến.
+ SV<0: Tiến độ thực hiện dự án chậm hơn so với tiến độ dự kiến.
- SPI(Scheduling Performance Index)=BCWP/BCWS: Chỉ số thực hiện tiến độ.
+ SPI>0: Tiến độ thực hiện dự án nhanh hơn so với tiến độ dự kiến.
+ SPI=0: Tiến độ thực hiện dự án đúng tiến độ dự kiến.
+ SPI<0: Tiến độ thực hiện dự án chậm hơn so với tiến độ dự kiến.
- PCI(Percent Complete Index)=BCWP/BAC: Chỉ số phần trăm hoàn thành.
* Ký hiệu cột số 22 là:
* Ký hiệu cột số 23 là:
* Ký hiệu cột số 24 là:
- Khối lượng hợp đồng, ký hiệu là: hđ
- Khối lượng phát sinh:
+ Khối lượng phát sinh tăng, ký hiệu là: ps(+).
+ Khối lượng phát sinh giảm, ký hiệu là: ps(-).
- Khối lượng do thay đổi thiết kế:
+ Khối lượng do thay đổi thiết kế làm tăng khối lượng, ký hiệu là: tk(+).
+ Khối lượng do thay đổi thiết kế làm giảm khối lượng, ký hiệu là: tk(-).
Ký hiệu cột số 25 là:
Đối với các công việc có trong hợp đồng. Ký hiệu: n.i
+ Thứ tự công việc thứ n trong hợp đồng
+ Thứ tự thứ i của công tác thứ n trong hợp đồng
Đối với các công việc không có trong hợp đồng thì ký hiệu là "ni".
Ví dụ: Công tác thứ 1, công tác thứ 2 không có đơn giá trong hợp đồng, ký hiệu là “n1”,”n2”.
Ghi chú: Cột thứ tự số 12 trong “Lập kế hoạch theo hợp đồng (B1.1) ký hiệu tương tự như cột thứ tự số 25.
- Tham khảo cách vẽ tiến độ trên Excel tại nhiều điễn đàn.
Phương pháp EVM giúp Chủ đầu tư đánh giá tổng quan tình hình của dự án, chủ động nắm bắt được 3 thông tin cơ bản của dự án:
+ Khối lượng của dự án lớn hơn hoặc nhỏ hơn khối lượng của hợp đồng.
+ Tiến độ dự án nhanh hơn hay chậm hơn so với kế hoạch.
+ Chi phí của dự án lớn hơn hay nhỏ hơn so với kế hoạch.
Phương pháp EVM ứng dụng trong việc quản lý dự án trong giai đoạn thi công xây dựng.
Tác giả: khoa289@gmail.com
XEM TIẾP CÁC PHẦN LIÊN QUAN
Phần thực hành Quản lý dự án theo phương pháp EVM
https://nghiemthuxaydung.com/trinh-tu-thuc-hien-lap-va-quan-ly-du-an-theo-phuong-phap-evm_p279
Phần hướng dẫn lập hồ sơ dự toán, đấu thầu
https://nghiemthuxaydung.com/bai-viet-huong-dan-21_c
Phần hướng dẫn lập hồ sơ nghiệm thu, hoàn công, quyết toán, QLCL công trình
https://nghiemthuxaydung.com/huong-dan-lap-ho-so_c
Tải về phần mềm nghiệm thu, hoàn công QLCL công trình miễn phí
Bài viết liên quan
7 điểm mấu chốt về quản lý dự án và 9 bước về khung quan trọng trong Quản lý dự án
Các mấu chốt và khung quan trọng trong Quản lý dự án xây dựng
Tổng quan về các vấn đề cơ bản của người làm Quản lý dự án cần tìm hiểu
Đầu tư xây dựng là gì? Tại sao lại phải phân loại dự án
Quy định về lập giá dự toán, lấy báo giá và thời gian thực hiện, quy trình chào hàng theo NĐ63/2014
Quy định chi tiết lập giá thầu theo quy định được thực hiện như thế nào? Phần mềm nghiệm thu, hoàn công, QLCL 360 tổng hợp cho các bạn như
[CHI TIẾT] Hướng dẫn dự toán Hà Nội từ A đến Z đơn giá 2020
Phần này sẽ hướng dẫn chi tiết cách dự toán Hà Nôi từ A đến Z cách lập bảng giá vật liệu, giá nhân công theo tháng theo quý để có thể tiến hành công việc đơn giản nhất.
[Hướng dẫn ] thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản với gói thầu dưới 20 triệu đồng
Mới đây, Bộ Tài chính đã hướng dẫn chi tiết nội dung vường mắc của bà Lê Thị Bắc (Bắc Ninh) về việc, các gói thầu dưới 20 triệu đồng phải trình phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu và áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn hay không?
[Góc giải đáp] Hướng dẫn cước vận chuyển theo thông tư 10/2019
Ngày 26/12/2019 Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 10/2019/TTBXD Ban hành định mức mới. Trong phần định mức có chương mục AM. ban hành định mức vận chuyển các loại vật liệu. Phần mềm nghiệm thu xây dựng 360 đã cập nhật tính năng tính cước vận chuyển theo định mức TT10/2019/TT-BXD.
Quy định mới về chi phí nghiệm thu công trình xây dựng
Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Thông tư 04/2019/TT-BXD sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, chi phí nghiệm thu công trình xây dựng
Hình thức chỉ định thầu rút gọn được thực hiện với điều kiện gì?
Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước;
Trường hợp nào áp dụng chỉ định thầu rút gọn?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải đáp thắc mắc của ông Trần Tuấn Anh (tuananh39nq@...) và ông Nguyễn Trọng Thế (trongthe1979@...) về việc áp dụng hình thức chỉ định thầu.
[Chia sẻ] Điều kiện để được tham dự gói thầu hỗn hợp
Tại Điều 4 Luật Đấu thầu quy định, gói thầu hỗn hợp là gói thầu bao gồm thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (EC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp.
[Góc giải đáp] Gói thầu hỗn hợp có được áp dụng chào hàng cạnh tranh?
Tôi muốn hỏi: Gói thầu xây lắp và mua sắm thiết bị phòng cháy chữa cháy dưới 5 tỷ đồng có phải là gói thầu hỗn hợp không? Gói thầu hỗn hợp thì có bắt buộc phải áp dụng đấu thầu rộng rãi không? Có thể thực hiện chào hàng cạnh tranh được không?
Gói thầu 270 triệu đồng có phải lập hồ sơ yêu cầu để lựa chọn nhà thầu xây lắp không?
Hiện nay ở xã em có công trình tổng mức đầu tư được phê duyệt 300 triệu đồng, trong đó chi phí xây lắp khoảng 270 triệu đồng. Vậy khi thực hiện xây lắp có phải lập hồ sơ yêu cầu để lựu chọn nhà thầu xây lắp không? Hay chỉ cần thương thảo ký kết hợp đồng. Kính mong sở Xây dựng hướng dẫn giúp, xin chân thành cảm ơn.
Tối đa 2 triệu đồng/hồ sơ mời thầu trong nước
Từ ngày 01/01/2016, việc quản lý, sử dụng chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ được thực hiện theo quy định tại Thông tư 190/2015/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành.