QUYỂN 1: TIÊU CHUẨN QUY HOẠCH, KHẢO SÁT, TRẮC ĐỊA XÂY DỰNG -P1
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
TCVN 4055:2012 |
Công trình xây dựng - Tổ chức thi công |
TCVN 4056:2012 |
Hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy xây dựng. Thuật ngữ - Định nghĩa |
TCVN 4087:2012 |
Sử dụng máy xây dựng . Yêu cầu chung |
TCVN 4091:1985 |
Nghiệm thu các công trình xây dựng |
TCVN 4252:2012 |
Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế tổ chức thi công |
TCVN 4473:2012 |
Máy xây dựng - Máy làm đất - Thuật ngữ và định nghĩa |
TCVN 4517:1988 |
Hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy xây dựng. Quy phạm nhận và giao máy xây dựng trong sữa chữa lớn. Yêu cầu chung |
TCVN 5593:2012 |
Công tác thi công tòa nhà - Sai số hình học cho phép |
TCVN 5637:1991 |
Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản |
TCVN 5638:1991 |
Đánh giá chất lượng xây lắp. Nguyên tắc cơ bản |
TCVN 5640:1991 |
Bàn giao công trình xây dựng. Nguyên tắc cơ bản |
TCVN 9259-1:2012 |
Dung sai trong xây dựng công trình - Phần 1: Nguyên tắc cơ bản để đánh giá và yêu cầu kỹ thuật |
TCVN 9259-8:2012 |
Dung sai trong xây dựng công trình – Phần 8: Giám định về kích thước và kiểm tra công tác thi công |
TCVN 9261:2012 |
Xây dựng công trình - Dung sai - Cách thể hiện độ chính xác kích thước – Nguyên tắc và thuật ngữ |
TCVN 9262-1:2012 |
Dung sai trong xây dựng công trình – Phương pháp đo kiểm công trình và cấu kiện chế sẵn của công trình – Phần 1: Phương pháp và dụng cụ đo |
TCVN 9262-2:2012 |
Dung sai trong xây dựng công trình - Phương pháp đo kiểm công trình và cấu kiện chế sẵn của công trình - Phần 2: Vị trí các điểm đo |
TCVN 9359:2012 |
Nền nhà chống nồm - Thiết kế và thi công |
TCXD 65:1989 |
Quy định sử dụng hợp lý xi măng trong xây dựng |
TCXDVN 264:2002 |
Nhà và công trình – Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng. |
TCXDVN 265:2002 |
Đường và hè phố – Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng. |
TCXDVN 266:2002 |
Nhà ở – Hướng dẫn xây dựng để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng. |
Công tác trắc địa |
|
TCVN 9360:2012 |
Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học |
TCVN 9364:2012 |
Nhà cao tầng. Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công. |
TCVN 9398:2012 |
Công tác trắc địa trong xây dựng công trình . Yêu cầu chung |
TCVN 9399:2012 |
Nhà và công trình xây dựng - Xác định chuyển dịch ngang bằng phương pháp trắc địa |
TCVN 9400:2012 |
Nhà và công trình dạng tháp - Xác định độ nghiêng bằng phương pháp trắc địa |
TCVN 9401:2012 |
Kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình |
Công tác đất, nền, móng, móng cọc |
|
TCVN 4447:2012 |
Công tác đất. Thi công và nghiệm thu |
TCVN 7201:2015 |
Khoan hạ cọc bê tông ly tâm - Thi công và nghiệm thu |
TCVN 9355:2012 |
Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước |
TCVN 9361:2012 |
Công tác nền móng - Thi công và nghiệm thu |
TCVN 9394:2012 |
Đóng và ép cọc - Thi công và nghiệm thu |
TCVN 9395:2012 |
Cọc khoan nhồi - Thi công và nghiệm thu |
TCVN 9842:2013 |
Xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cố kết hút chân không có màng kín khí trong xây dựng các công trình giao thông – Thi công và nghiệm thu |
TCVN 9844:2013 |
Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu |
TCVN 10379:2014 |
Gia cố đất bằng chất kết dính vô cơ, hóa chất hoặc gia cố tổng hợp, sử dụng trong xây dựng đường bộ - Thi công và nghiệm thu |
TCVN 10667:2014 |
Cọc bê tông ly tâm - Khoan hạ cọc - Thi công và nghiệm thu |
TCXD 190:1996 |
Móng cọc tiết diện nhỏ. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu. |
TCXDVN 385:2006 |
Phương pháp gia cố nền đất yếu bằng trụ đất xi măng |
Bê tông cốt thép toàn khối |
|
TCVN 4453:1995 |
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu. |
TCVN 5718:1993 |
Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước. |
TCVN 5724:1993 |
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Điều kiện tối thiểu để thi công và nghiệm thu |
TCVN 5641:2012 |
Bể chứa bằng bê tông cốt thép - Thi công và nghiệm thu |
TCVN 8163:2009 |
Thép cốt bê tông – Mối nối bằng ống ren |
TCVN 8828:2011 |
Bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên |
TCVN 9334:2012 |
Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nẩy |
TCVN 9335:2012 |
Bê tông nặng - Phương pháp thử không phá hủy - Xác định cường độ nén sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy |
TCVN 9338:2012 |
Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp xác định thời gian đông kết |
TCVN 9340:2012 |
Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu |
TCVN 9341:2012 |
Bê tông khối lớn - Thi công và nghiệm thu |
TCVN 9342:2012 |
Công trình bê tông cốt thép toàn khối xây dựng bằng cốp pha trượt - Thi công và nghiệm thu |
TCVN 9343:2012 |
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn công tác bảo trì |
TCVN 9344:2012 |
Kết cấu bê tông cốt thép - Đánh giá độ bền của các bộ phận kết cấu chịu uốn trên công trình bằng phương pháp thí nghiệm chất tải tĩnh |
TCVN 9345:2012 |
Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm |
TCVN 9348:2012 |
Bê tông cốt thép - Phương pháp điện thế kiểm tra khả năng cốt thép bị ăn mòn |
TCVN 9380:2012 |
Nhà cao tầng - Kỹ thuật sử dụng giáo treo |
TCVN 9382:2012 |
Chọn thành phần bê tông sử dụng cát nghiền |
TCVN 9384:2012 |
Băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng - Yêu cầu sử dụng. |
TCVN 9390:2012 |
Thép cốt bê tông - Mối nối bằng dập ép ống - Yêu cầu thiết kế thi công và nghiệm thu |
TCVN 9391:2012 |
Lưới thép hàn dùng trong kết cấu bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế, thi công lắp đặt và nghiệm thu |
TCVN 9392:2012 |
Thép cốt bê tông - Hàn hồ quang |
TCVN 9489: 2012 |
Bê tông – Xác định chiều dày của kết cấu dạng bản bằng phương pháp phản xạ xung va đập |
TCXD 199:1997 |
Nhà cao tầng. Kỹ thuật chế tạo bê tông mác 400 – 600. |
TCXDVN 239:2006 |
Bê tông nặng – Chỉ dẫn đánh giá cường độ trên kết cấu công trình |
Bài viết liên quan
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-3:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P3
PHẦN 3: XÁC ĐỊNH ĐỘ GIÃN DÀI TRONG NƯỚC ĐUN SÔI
Lời nói đầu
TCVN 11414:2016 do Viện Khoa học và Công nghệ GTVT biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 11414: 016, Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe dạng tấm gồm các phần sau:
- Phần 1: Xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén.
- Phần 2: Xác định độ đẩy trồi của vật liệu.
- Phần 3: Xác định độ giãn dài trong nước đun sôi.
- Phần 4: Thử nghiệm đun sôi trong dung dịch axit HCL.
- Phần 5: Xác định hàm lượng nhựa.
- Phần 6: Xác định độ hấp thụ nước.
- Phần 7: Xác định khối lượng riêng.
MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - PHẦN 3: XÁC ĐỊNH ĐỘ GIÃN DÀI TRONG NƯỚC ĐUN SÔI
Concrete Pavement - Preformed Expansion Joint Filler - Part 3: Determining of Expansion in boiling water
1. Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ giãn dài trong nước đun sôi của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm dùng cho mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng đường cao tốc, đường đô thị, có thể tham khảo áp dụng cho xây dựng đường sân bay.
1.2 Phương pháp xác định độ giãn dài trong nước đun sôi được áp dụng với loại vật liệu chèn khe giãn dạng gỗ xốp tự co giãn.
2. Tài liệu viện dẫn
Tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
AASHTO M153, Specification for Preformed Sponge Rubber and Cork Expansion Joint Filler for Concrete Paving and Structure Construction (Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp và gỗ xốp sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng).
3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt nêu trong TCVN 11414 - 1: 2016.
4. Quy định chung
Phương pháp xác định độ giãn dài trong nước đun sôi được tiến hành với riêng loại vật liệu gỗ xốp tự co giãn, nhằm xác định độ thay đổi chiều dày của mẫu sau khi ngâm mẫu vật liệu trong nước đun sôi 1 h. Việc đổi mầu nước không được coi là sự phá hỏng của mẫu ngâm.
5. Thiết bị, dụng cụ
5.1 Thước kẹp - để đo chiều dài và chiều rộng mẫu với độ chính xác ± 0,25 mm.
5.2 Tấm dưỡng - bằng thép có kích thước 102 mm x 102 mm được gia công từ tấm kim loại dày 13 mm. Sai số cho phép về chiều dài và chiều rộng - 0,13 mm.
6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
6.1 Lấy mẫu
Mẫu đại diện được lấy với lượng vật liệu đảm bảo chế tạo đủ số mẫu với kích thước 114 mm x 114 mm phục vụ thử nghiệm. Tỷ lệ lấy mẫu đại diện của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm là 1 mẫu / 90 m2. Mẫu được bảo quản và vận chuyển an toàn về phòng thí nghiệm.
6.2 Chuẩn bị mẫu
6.2.1 Thử nghiệm với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn, đun mẫu trong nước sôi trong vòng 1 h, làm khô mẫu trong không khí trong 24 h. Sau đó tiến hành cắt 5 mẫu kích thước 102 mm x 102 mm. Mẫu được cắt khi vật liệu còn mới, vuông vức và sử dụng tấm dưỡng quy định tại 5.2 để cắt theo kích thước quy định.
6.2.2 Chiều dày mẫu được xác định chính xác đến 0,025 mm.
7. Cách tiến hành
7.1 Đo chiều dày của mẫu trước khi ngâm vào nước với độ chính xác đến 0,025 mm.
7.2 Đưa mẫu vào nước đun sôi 100 oC trong 1 h sau đó lấy ra và làm nguội đến nhiệt độ trong phòng trong 15 min. Đo chiều dày mẫu sau khi ngâm nước sôi chính xác đến 0,025 mm.
8. Tính toán và biểu thị kết quả
Độ giãn dài trong nước đun sôi Eđs, tính bằng phần trăm (%) được tính theo công thức (1):
|
(1) |
trong đó:
Eđs là độ giãn dài trong nước đun sôi, tính bằng phần trăm (%);
A là chiều dày mẫu sau khi đun sôi trong nước, tính bằng milimét (mm);
B là chiều dày mẫu trước khi đun sôi trong nước, tính bằng milimét (mm).
9. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm cần các thông tin sau:
- Viện dẫn tiêu chuẩn này;
- Thông tin đơn vị thí nghiệm, ngày thí nghiệm;
- Thông tin mẫu (loại vật liệu, số lượng mẫu, điều kiện chế bị, trạng thái mẫu, kích thước);
- Chiều dày mẫu theo các giai đoạn thử nghiệm;
- Kết quả thử nghiệm độ giãn dài trong nước đun sôi;
- Người thực hiện, người kiểm tra;
Các mục khác khi có yêu cầu.
MỤC LỤC
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt
4. Quy định chung
5. Thiết bị, dụng cụ
6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
7. Cách tiến hành
8. Tính toán và biểu thị kết quả
9. Báo cáo thử nghiệm
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-2:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - P2
- PHẦN 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐẨY TRỒI CỦA VẬT LIỆU
Lời nói đầu
TCVN 11414 : 2016 do Viện Khoa học và Công nghệ GTVT biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 11414: 2016, Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe dạng tấm gồm các phần sau:
- Phần 1: Xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén.
- Phần 2: Xác định độ đẩy trồi của vật liệu.
- Phần 3: Xác định độ giãn dài trong nước đun sôi.
- Phần 4: Thử nghiệm đun sôi trong dung dịch axit HCL.
- Phần 5: Xác định hàm lượng nhựa.
- Phần 6: Xác định độ hấp thụ nước.
- Phần 7: Xác định khối lượng riêng.
MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - PHẦN 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐẨY TRỒI CỦA VẬT LIỆU
Concrete Pavement - Preformed Expansion Joint Filler - Part 2: Determining of Extrusion
1. Phạm vi áp dụng
1.1 Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp xác định độ đẩy trồi của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm dùng cho mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng đường ô tô, đường cao tốc, đường đô thị, có thể tham khảo áp dụng cho xây dựng đường sân bay.
1.2 Phương pháp xác định độ đẩy trồi của vật liệu được áp dụng đối với các loại vật liệu chèn khe giãn dạng tấm bao gồm:
- Vật liệu loại gỗ xốp; gỗ xốp tự co giãn;
- Vật liệu loại cao su xốp; cao su tái chế sử dụng chất liên kết Polyurethane;
- Vật liệu loại chứa bitum (bao gồm loại gỗ xốp có bitum, loại vật liệu có sợi...);
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
AASHTO M33, Specification for Preformed Expansion Joint Filler for Concrete (Bitumiuos Type) [Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm (loại có bitum)].
AASHTO M153, Specification for Preformed Sponge Rubber and Cork Expansion Jont Filler for Concrete Paving and Structure Construction (Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp và gỗ xốp sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng).
AASHTO M213, Preformed Expansion Joint Fillers for Concrete Paving and Structural Construction (Nonextruding and Resilient Bituminous Types) [Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng (loại có bitum không bị đẩy trồi và có tính đàn hồi)].
3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt nêu trong TCVN11414 - 1: 2016.
4. Quy định chung
4.1 Phương pháp xác định khả năng chịu sự đẩy trồi do tác dụng của áp lực nén là một trong những phương pháp để đánh giá khả năng làm việc liên tục, không bị phá hoại trong quá trình giãn nở nhiệt của vật liệu chèn khe và của mặt đường BTXM.
4.2 Phương pháp xác định độ đẩy trồi vật liệu được tiến hành bằng cách nén mẫu đến 50% chiều dày mẫu ban đầu của mẫu thử trong khuôn thử nghiệm đẩy trồi, độ đẩy trồi được xác định tại mặt tự do của mẫu thí nghiệm, đơn vị đo mm.
5. Thiết bị, dụng cụ
5.1 Thước kẹp - Thiết bị đo chiều dài và chiều rộng của mẫu với độ chính xác ± 0,25 mm.
5.2 Đồng hồ đo - đồng hồ vi phân kế hoặc các thiết bị đo khác với vạch chia đến 0,025 mm.
5.3 Khuôn thử nghiệm đẩy trồi
5.3.1 Khuôn thép có 3 mặt để hạn chế chuyển vị bên của mẫu dưới tác dụng của lực nén. Kích thước phía trong của khuôn là 102 mm x 102 mm, sai số chiều dài và chiều rộng cho phép ± 0,38 mm.
5.3.2 Kích thước khuôn phải cao hơn mẫu ít nhất 13 mm. Khuôn tiêu chuẩn được cấu tạo gồm một tấm thép đáy có kích thước 13 mm x 102 mm x 102 mm với sai số cho phép ± 0,3 mm và ba tấm thép mặt bên dày 6,4 mm được bắt vít với nhau với chiều cao 38 mm và được đặt bên trên tấm thép đáy để tạo thành hộp có 3 cạnh hở nắp (Cấu tạo khuôn tham khảo phụ lục A).
5.4 Tấm dưỡng - bằng thép có kích thước 102 mm x 102 mm được gia công từ tấm kim loại dày 13 mm vừa với kích thước khuôn thử nghiệm đẩy trồi. Sai số cho phép về chiều dài và chiều rộng - 0,13 mm.
5.5 Thiết bị tạo lực nén
5.5.1 Thiết bị tạo lực nén có thể là loại nén thủy lực hoặc loại trục vít với khoảng cách giữa mặt truyền lực trên và dưới cho phép sử dụng với nhiều thiết bị thử nghiệm khác nhau. Tải trọng tác dụng lên mẫu có độ chính xác ± 1,0 %.
5.5.2 Mặt truyền lực trên có điểm đặt lực dạng mặt cầu; được làm bằng khối kim loại cứng và được gắn chắc chắn thẳng tâm tại đầu trên của thiết bị thử nghiệm nén. Tâm của điểm đặt lực dạng mặt cầu sẽ nằm tại tâm của bề mặt khối tiếp xúc với mẫu và có thể tự do chuyển động theo các hướng.
6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
6.1 Lấy mẫu
Mẫu đại diện được lấy với lượng vật liệu đảm bảo chế tạo đủ số mẫu với kích thước 114 mm x 114 mm phục vụ thử nghiệm. Tỷ lệ lẫy mẫu đại diện của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm là 1 mẫu / 90 m2. Mẫu được bảo quản và vận chuyển an toàn về phòng thí nghiệm.
6.2 Chuẩn bị mẫu
6.2.1 Với những vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp, cao su xốp, gỗ xốp có chứa bitum hoặc loại vật liệu có sợi, tiến hành cắt 1 mẫu kích thước 102 mm x 102 mm. Mẫu được cắt khi vật liệu còn mới, vuông vức và sử dụng tấm dưỡng quy định tại 5.4 để cắt theo kích thước quy định.
6.2.2 Với riêng vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn, sau khi đun mẫu trong nước sôi trong vòng 1 h, làm khô mẫu trong không khí trong 24 h. Sau đó cắt 1 mẫu theo kích thước quy định tại 6.2.1.
6.2.3 Nếu vật liệu chèn khe loại gỗ xốp không đạt các yêu cầu quy định, tiến hành thử nghiệm kiểm tra trên các mẫu được ngâm trong nước 24 h và sau đó để khô trong không khí 24 h. Việc đánh giá vật liệu được dựa trên kết quả thử nghiệm kiểm tra này.
6.3 Chiều dày mẫu được xác định chính xác đến 0,025 mm.
7. Cách tiến hành
7.1 Lắp đặt mẫu
7.1.1 Đặt mẫu vào khuôn thép thích hợp để hạn chế các chuyển vị bên dưới tác dụng của lực nén thẳng đứng như mô tả tại 5.3.
7.1.2 Che mẫu bằng tấm kim loại kích thước 13 mm x 102 mm x 102 mm như mô tả tại 5.4 để tạo mặt song song. Sử dụng một giá đỡ hình chữ U để lắp đặt một đồng hồ hoặc thiết bị đo phù hợp có độ chính xác đến 0,025 mm ngay phía trên và chính giữa mẫu. Đặt ống kim loại hình trụ (hoặc thiết bị khác tương đương) để truyền tải trọng từ phần đầu chuyển vị máy nén xung quanh thiết bị đo đến tấm che mẫu thí nghiệm.
7.2 Đo chiều dày mẫu
Sau khi mẫu được lắp đặt theo quy định tại 7.1 và chịu áp lực tĩnh tải từ tấm kim loại kích thước 13 mm x 102 mm x 102 mm, tiến hành đo chiều dày mẫu bằng thiết bị đo. Khi thiết bị truyền tải trọng và khối tựa hình cầu được đặt lên mẫu, mẫu bắt đầu chịu nén, khi đó cần theo dõi độ giảm chiều dày mẫu đến khi đạt đến 50 % so với chiều dày mẫu ban đầu.
7.3 Độ đẩy trồi vật liệu (mm)
Để xác định độ đẩy trồi vật liệu, tác dụng một lực vừa đủ để nén mẫu tới chiều dày bằng 50 % chiều dày mẫu ban đầu. Tải trọng được tác dụng đều với tốc độ 1,3 mm/1 min. Mẫu được hạn chế nở hông ở 3 mặt bên.
8. Biểu thị kết quả
Độ đẩy trồi vật liệu, tính bằng milimét (mm) được xác định bằng cách đo chuyển vị lớn nhất ở mặt tự do của mẫu khi mẫu chịu nén tới 50 % chiều dày mẫu ban đầu. Thiết bị đo sử dụng đồng hồ vi phân kế hoặc các thiết bị đo khác có độ đọc chính xác đến 0,025 mm.
9. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm cần các thông tin sau:
- Viện dẫn tiêu chuẩn này;
- Thông tin đơn vị thí nghiệm, ngày thí nghiệm;
- Thông tin mẫu (loại vật liệu, số lượng mẫu, điều kiện chế bị, trạng thái mẫu, kích thước);
- Kiểu, chủng loại thiết bị thử nghiệm;
- Chiều dày mẫu theo các giai đoạn thử nghiệm;
- Kết quả thử nghiệm độ đẩy trồi vật liệu;
- Người thực hiện, người kiểm tra;
Các mục khác khi có yêu cầu.
MỤC LỤC
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt
4. Quy định chung
5. Thiết bị, dụng cụ
6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
7. Cách tiến hành
8. Biểu thị kết quả
9. Báo cáo thử nghiệm
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-1:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P1-2
PHẦN 1: XÁC ĐỊNH ĐỘ PHỤC HỒI VÀ KHẢ NĂNG CHỊU NÉN
7.1 Lắp đặt mẫu
(a) Tiến hành thí nghiệm với một mẫu được chuẩn bị theo quy định tại 6.2.1, 6.2.2 hoặc 6.2.3. Đặt mẫu lên một tấm kim loại phẳng, đặt tấm kim loại có kích thước 114 mm x 114 mm x 13 mm thẳng tâm trên bề mặt mẫu. Sử dụng một giá đỡ hình chữ U để lắp đặt một đồng hồ hoặc thiết bị đo phù hợp có độ chính xác đến 0,025 mm ngay phía trên và chính giữa mẫu thí nghiệm.
(b) Lắp đặt một ống truyền lực hình trụ rỗng bằng kim loại, có khe để lắp giá đỡ hình chữ U và một khoảng hở để nhìn thiết bị đo. Yêu cầu thiết bị tạo lực nén quy định tại 5.5 và cách thức lắp đặt được thể hiện trong hình H1, tuy nhiên có thể sử dụng các thiết bị khác tương đương.
Kích thước tính bằng mm
CHÚ THÍCH:
1 Tấm kim loại phẳng; |
5 Thiết bị đo; |
2 Mẫu thí nghiệm; |
6 Ống truyền lực hình trụ; |
3 Tấm kim loại kích thước 114 mm x 114 mm x 13 mm; |
7 Khối đỡ hình cầu. |
4 Giá đỡ chữ U; |
|
Hình H1 - Lắp đặt mẫu trong thử nghiệm độ phục hồi và khả năng chịu nén
7.2 Đo chiều dày mẫu
Sau khi mẫu đã được lắp đặt theo mục 7.1 và chỉ chịu áp lực tĩnh tải của tấm kim loại kích thước 114 mm x 114 mm x 13 mm, xác định chiều dày của mẫu bằng thiết bị đo. Khi thiết bị truyền tải trọng và khối tựa hình cầu được đặt lên mẫu, mẫu bắt đầu chịu nén. Cần theo dõi độ giảm chiều dày mẫu đến khi đạt đến 50 % so với chiều dày mẫu ban đầu.
7.3 Tác dụng tải trọng
Để xác định độ phục hồi của vật liệu, tác dụng lên mẫu một lần với tải trọng đủ lớn để nén mẫu đến 50% chiều dày mẫu ban đầu, tải trọng được tác dụng đều với tốc độ 1,3 mm/1 min. Ghi lại giá trị tải trọng tác dụng này, nhanh chóng dỡ tải ngay sau khi tác dụng và cho phép mẫu phục hồi trong 10 min, đo chiều dày mẫu thí nghiệm. Dỡ bỏ các thiết bị truyền tải trọng và khối tựa hình cầu khỏi mẫu ngay khi dỡ tải.
7.4 Thử nghiệm lại
Trong trường hợp mẫu không đạt các yêu cầu quy định về độ phục hồi theo thử nghiệm trên, tiến hành thử nghiệm theo các bước như sau:
Tác dụng lên mẫu ba lần với một tải trọng đủ lớn để nén mẫu đạt 50 % chiều dày ban đầu của mẫu, tải trọng được tác dụng đều với tốc độ 1,3 mm/1 min. Ngay sau mỗi lần tác dụng lập tức tiến hành dỡ tải, thời gian cho phép mẫu phục hồi giữa các lần tác dụng tải trọng là 30 min. Sau khi tải trọng tác dụng lần thứ ba, nhanh chóng dỡ tải và cho phép mẫu phục hồi trong 1 h, sau đó đo lại chiều dày mẫu. Dỡ bỏ các thiết bị truyền tải trọng và khối tựa hình cầu khỏi mẫu trong khoảng thời gian phục hồi giữa các giai đoạn nén và sau khi tác dụng tải trọng lần ba. Việc đánh giá độ phục hồi vật liệu sẽ phụ thuộc vào các kết quả thử nghiệm này.
8. Tính toán và biểu thị kết quả
8.1 Độ phục hồi
8.1.1 Độ phục hồi của mẫu (RPH), tính bằng phần trăm (%), được tính toán theo công thức (1):
|
(1) |
trong đó:
RPH |
là độ phục hồi của mẫu, tính bằng phần trăm (%); |
t |
là chiều dày của mẫu trước thí nghiệm, tính bằng milimet (mm); |
t1 |
là chiều dày của mẫu sau 10 min dỡ tải, tính bằng milimet (mm). |
8.1.2 Thử nghiệm lại
Độ phục hồi trong thử nghiệm lại (), tính bằng phần trăm (%) được tính toán theo công thức (2):
|
(2) |
trong đó:
|
là độ phục hồi thử nghiệm lại, tính bằng phần trăm (%); |
t |
là chiều dày của mẫu trước thí nghiệm, tính bằng milimét (mm); |
t1 |
là chiều dày của mẫu đo được sau khi dỡ tải lần ba được 1 h, tính bằng milimét (mm). |
8.2 Khả năng chịu nén
Khả năng chịu nén của vật liệu (P), tính bằng kilôpasscal (kPa), là áp lực nén được tính toán theo công thức (3) sau:
|
(3) |
Trong đó:
P là khả năng chịu nén của vật liệu, tính bằng kilôpasscal (kPa);
N là tải trọng lớn nhất được xác định tại 7.3, tính bằng Niutơn (N)
MỤC LỤC
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt
4. Quy định chung
5. Thiết bị, dụng cụ
6. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
7. Cách tiến hành
8. Tính toán và biểu thị kết quả
9. Báo cáo thử nghiệm
-------------------------------------------------------------------------------------
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 11414-1:2016 MẶT ĐƯỜNG BT XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM- P1-1
PHẦN 1: XÁC ĐỊNH ĐỘ PHỤC HỒI VÀ KHẢ NĂNG CHỊU NÉN
Lời nói đầu
TCVN 11414:2016 do Viện Khoa học và Công nghệ GTVT biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 11414:2016, Mặt đường bê tông xi măng - Vật liệu chèn khe dạng tấm gồm các phần sau:
- Phần 1: Xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén.
- Phần 2: Xác định độ đẩy trồi của vật liệu.
- Phần 3: Xác định độ giãn dài trong nước đun sôi.
- Phần 4: Thử nghiệm đun sôi trong dung dịch axit HCL.
- Phần 5: Xác định hàm lượng nhựa.
- Phần 6: Xác định độ hấp thụ nước.
- Phần 7: Xác định khối lượng riêng.
MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XI MĂNG - VẬT LIỆU CHÈN KHE GIÃN DẠNG TẤM - PHẦN 1: XÁC ĐỊNH ĐỘ PHỤC HỒI VÀ KHẢ NĂNG CHỊU NÉN
Concrete Pavement - Preformed Expansion Joint Filler - Part 1: Determining of Recovery and Compression
1.1 Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm dùng cho mặt đường bê tông xi măng trong xây dựng đường ô tô, đường cao tốc, đường đô thị, có thể tham khảo áp dụng cho xây dựng đường sân bay.
1.2 Phương pháp xác định độ phục hồi và khả năng chịu nén được áp dụng đối với các loại vật liệu chèn khe giãn dạng tấm bao gồm:
- Vật liệu loại gỗ xốp; gỗ xốp tự co giãn;
- Vật liệu loại cao su xốp; cao su tái chế sử dụng chất liên kết Polyurethane;
- Vật liệu loại chứa bitum (bao gồm loại gỗ xốp có bitum, loại vật liệu có sợi...);
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
AASHTO M33, Specification for Preformed Expansion Joint Filler for Concrete (Bitumiuos Type) [Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm (loại có bitum)].
AASHTO M153, Specification for Preformed Sponge Rubber and Cork Expansion Jont Filler for Concrete Paving and Structure Construction (Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp và gỗ xốp sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng).
AASHTO M213, Preformed Expansion Joint Fillers for Concrete Paving and Structural Construction (Nonextruding and Resilient Bituminous Types) [Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm sử dụng cho mặt đường bê tông và kết cấu xây dựng (loại có bitum không bị đẩy trồi và có tính đàn hồi)].
3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt
3.1 Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1.1 Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm (Preformed Expansion Joint Filler)
Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm là những vật liệu dạng thể rắn, định hình sẵn, có các đặc tính cơ lý phù hợp sử dụng làm vật liệu chèn khe giãn mặt đường bê tông xi măng.
3.1.2 Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp (Preformed Expansion Joint Filler - Cork Type)
Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp là vật liệu được sản xuất từ các hạt gỗ xốp sạch, có sàng lọc và được liên kết với nhau bằng chất dính kết không hòa tan.
3.1.3 Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn (Preformed Expansion Joint Filler - Self Expanding Cork Type)
Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn là vật liệu được chế tạo trong điều kiện nén ở nhiệt độ và áp suất nhất định, vật liệu có khả năng co giãn cao sau khi lắp đặt, thích hợp với hiện tượng co ngót của bê tông xi măng. Sản phẩm loại này có thể được cắt theo kích thước mong muốn tại hiện trường.
3.1.4 Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp (Preformed Expansion Joint Filler - Sponge Rubber Type)
Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su xốp là vật liệu được chế tạo từ cao su tổng hợp và cao su tự nhiên, không sử dụng cao su phế phẩm hoặc tái chế. Vật liệu này có màu xám tro gần giống với màu của bê tông xi măng.
3.1.5 Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su tái chế sử dụng chất liên kết Polyurethane (Polyurethane - bonded recycled rubber).
Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại cao su tái chế sử dụng chất liên kết Polyurethane là vật liệu được chế tạo từ cao su lốp xe ô tô tận dụng kết hợp với chất kết dính Polyurethane tạo thành liên kết có độ bền cao.
3.1.6 Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại có chứa bitum (Preformed Expansion Joint Filler - Bituminous Type)
Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại có chứa bitum là vật liệu thành phần có chứa mastic bitum (nhựa đường hoặc hắc ín). Mastic bao gồm bột khoáng, các sợi gia cường và có thể là các miếng vật liệu gia cường mỏng. Vật liệu này không ngấm nước, độ bền cao, linh động và có khả năng tự chèn.
3.1.7 Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại có sợi (Preformed Expansion Joint Filler - Fiber Type)
Vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại có sợi là vật liệu được tạo thành từ các sợi dệt đan kết chặt chẽ với nhau và kết hợp thêm nhựa đường để tăng tuổi thọ vật liệu. Đây là loại vật liệu linh động, đàn hồi, không bị đẩy trồi.
3.2 Từ viết tắt
AASHTO American association of State Highway and Transportation (Hiệp hội đường bộ Mỹ).
ASTM American Society for Testing and Materials (Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Mỹ)
BTXM Bê tông xi măng
4.1 Phương pháp xác định khả năng chịu nén theo hướng vuông góc với các bề mặt tấm, độ phục hồi của vật liệu sau khi dỡ tải là những thử nghiệm được dùng để đánh giá khả năng làm việc liên tục, không bị phá hoại trong quá trình giãn nở nhiệt của vật liệu chèn khe và của mặt đường BTXM.
4.2 Độ phục hồi vật liệu được xác định sau khi nén mẫu đạt tới chiều dày bằng 50 % so với chiều dày mẫu trước khi thí nghiệm, sau đó dỡ tải ngay và để mẫu tự hồi phục.
4.3 Khả năng chịu nén của vật liệu được xác định bằng giá trị tải trọng cần thiết để nén mẫu đạt đến chiều dày bằng 50 % so với chiều dày mẫu trước khi thí nghiệm.
5.1 Thước kẹp - Thiết bị đo chiều dài và chiều rộng của mẫu với độ chính xác ± 0,25 mm.
5.2 Đồng hồ đo - đồng hồ vi phân kế hoặc các thiết bị đo khác với vạch chia đến 0,02 mm.
5.3 Tấm dưỡng - bằng thép có kích thước 102 mm x 102 mm được gia công từ tấm kim loại dày 13 mm. Sai số cho phép về chiều dài và chiều rộng - 0,13 mm.
5.4 Tấm kim loại - được chế tạo từ tấm thép dày 13 mm với các mặt phẳng song song, có kích thước 114 mm x 114 mm, sai số ± 2,5 mm.
5.5 Thiết bị tạo lực nén
Có thể là loại nén thủy lực hoặc loại trục vít với khoảng cách giữa mặt truyền lực trên và dưới cho phép sử dụng với nhiều thiết bị khác nhau. Tải trọng tác dụng lên mẫu có độ chính xác ± 1,0 %.
Mặt truyền lực trên có điểm đặt lực dạng mặt cầu được làm bằng khối kim loại cứng và được gắn chắc chắn thẳng tâm tại đầu trên của thiết bị nén. Tâm của điểm đặt lực dạng mặt cầu sẽ nằm tại tâm của bề mặt khối tiếp xúc với mẫu và có thể tự do chuyển động theo các hướng.
6.1 Lấy mẫu
Mẫu đại diện được lấy với lượng vật liệu đảm bảo chế tạo đủ số mẫu với kích thước 114 mm x 114 mm phục vụ thử nghiệm. Tỷ lệ lấy mẫu đại diện của vật liệu chèn khe giãn dạng tấm là 1 mẫu / 90 m2. Mẫu được bảo quản và vận chuyển an toàn về phòng thí nghiệm.
6.2 Chuẩn bị mẫu
6.2.1 Với những vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp, cao su xốp, gỗ xốp có chứa bitum hoặc loại vật liệu có sợi, tiến hành cắt 1 mẫu kích thước 102 mm x 102 mm. Mẫu được cắt khi vật liệu còn mới, vuông vức và sử dụng tấm dưỡng quy định tại 5.3 để cắt theo kích thước quy định.
6.2.2 Với riêng vật liệu chèn khe giãn dạng tấm loại gỗ xốp tự co giãn, sau khi đun mẫu trong nước sôi trong vòng 1 h, làm khô mẫu trong không khí trong 24 h. Sau đó cắt 1 mẫu theo kích thước quy định tại 6.2.1.
6.2.3 Nếu vật liệu chèn khe loại gỗ xốp không đạt các yêu cầu quy định, tiến hành thử nghiệm kiểm tra trên mẫu được ngâm trong nước 24 h và sau đó để khô trong không khí 24 h. Việc đánh giá vật liệu được dựa trên kết quả của thử nghiệm kiểm tra này.
6.2.4 Chiều dày mẫu được xác định chính xác đến 0,025 mm.