16. Thêm, bớt, lưu bảng cốt thép người dùng vào nghiệm thu xây dựng 360
Cách điều chỉnh bảng cốt thép kèm theo bên bản nghiệm thu
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
Trong quá trình thi công, quản lý chất lượng công trình có nhiệm vụ vô cùng quan trọng, bảo đảm được chất lượng, kỹ thuật và tính thẩm mỹ của công trình. Để quy trình diễn ra trơn tru, thuận lợi, những đơn vị thi công phải tuân thủ đúng hướng dẫn, yêu cầu của bên thiết kế cùng những quy định của công trình, cuối cùng cần nghiệm thu những hạng mục trong công trình. Bài viết dưới đây, Nghiệm Thu Xây Dựng 360 sẽ cung cấp đến bạn đọc các thông tin xoay quanh quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng là nhiệm vụ quản lý của các bên tham gia vào quá trình thi công, tuân thủ theo quy định của Pháp luật. Chu trình này bao gồm chuẩn bị, triển khai đầu tư xây dựng và vận hành dự án nhằm đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu về an toàn.
Quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng gồm 6 nội dung như sau:
– Quản lý chất lượng thi công xây dựng dự án: Đây là việc giám sát của các đối tượng tham gia vào quá trình thi công, có sự chuẩn bị, đầu tư và khai thác công trình, đảm bảo an toàn và chất lượng công trình khi sử dụng;
– Quản lý giám sát tiến độ thi công: Bao gồm việc quản lý, đôn đốc toàn bộ xuyên suốt quá trình thi công xây dựng dự án;
– Quản lý khối lượng xây dựng công trình: Đây là nền tảng để xác định, tính toán số lượng vật liệu, vật tư và nhân công khi thi công. Từ đó ước lượng được ngân sách và nguồn lực cần chuẩn bị, hạn chế sự lãng phí;
– Quản lý đảm bảo môi trường thi công, an toàn lao động: Các đối tượng tham gia vào quá trình xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định về môi trường lao động và an toàn khi thi công;
– Quản lý ngân sách đầu tư thi công: Tiến hành lập kế hoạch, hướng dẫn và kiểm soát tất cả các khoản phí cần thiết để sửa chữa hoặc thi công mới, cải tiến hoặc mở rộng dự án;
– Quản lý nội dung khác có trong hợp đồng xây dựng theo quy định pháp luật: Bao gồm quản lý, xử lý các tranh chấp xảy ra, quá trình nghiệm thu và bàn giao cùng những yêu cầu về chất lượng công việc, đảm bảo dự án hoàn thành theo yêu cầu từ chủ đầu tư.
Quy trình quản lý chất lượng xây dựng được quy định chi tiết tại Điều 11 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP gồm 12 bước như sau:
Bước 1: Xác nhận mặt bằng thi công;
Bước 2: Quản lý vật liệu;
Bước 3: Quản lý xây dựng dự án của nhà thầu;
Bước 4: Giám sát thi công của chủ đầu tư;
Bước 5: Giám sát, theo dõi tác giả của nhà thầu thiết kế;
Bước 6: Kiểm định dự án;
Bước 7: Nghiệm thu giai đoạn xây dựng;
Bước 8: Nghiệm thu các hạng mục trong quy trình;
Bước 9: Kiểm tra công tác nghiệm thu của cơ quan có thẩm quyền;
Bước 10: Thiết lập và lưu trữ bộ hồ sơ hoàn thành;
Bước 11: Hoàn trả mặt bằng;
Bước 12: Giao lại dự án xây dựng.
1. Bước 1: Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng
Ngay sau khi nhận thông tin trúng thầu từ chủ đầu tư, nhà thầu sẽ cử đại diện tới công trình và nhận bàn giao mặt bằng hiện tại. Trên cơ sở này, nhà thầu sẽ kiểm tra và đối chiếu với bản thiết kế, nếu có vấn đề bất hợp lý, nhà thầu sẽ thông báo với chủ đầu tư nhằm có phương pháp xử lý kịp thời.
2. Bước 2: Quản lý vật liệu trong quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng
Quy trình quản lý chất lượng xây dựng về vật tư, vật liệu được ứng dụng trong quá trình thi công cần đảm bảo chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, tuân thủ thiết kế. Thủ tướng Chính phủ khuyến khích sử dụng các vật liệu không nung, tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường,… được quy định tại Nghị định số 09/2021/NĐ-CP.
3. Bước 3: Quản lý thi công xây dựng công trình của nhà thầu
Dựa vào Luật Xây dựng 2014; văn bản hợp nhất Luật Xây dựng số 02/VBHN-VPQH 2019 và Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định, nhà thầu thi công chịu trách nhiệm toàn bộ về quá trình xây dựng, đảm bảo dự án được diễn ra đúng quy định, đạt chất lượng và tiêu chuẩn. Nhà thầu thực hiện quản lý thi công như sau:
– Quản lý nguồn tài nguyên và nhân sự;
– Đảm bảo an toàn, chất lượng;
– Đảm bảo tiến độ thi công;
– Quản lý nguồn ngân sách và tài chính;
– Bảo dưỡng và bàn giao dự án;
– Hỗ trợ và bảo hành sau xây dựng.
4. Bước 4: Giám sát thi công của chủ đầu tư trong quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng
Căn cứ vào Điều 121 Luật Xây dựng 2014 quy định, chủ đầu tư tự giám sát xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực và chịu được trách nhiệm về việc giám sát của mình. Để thực hiện tốt, chủ đầu tư nên lựa chọn những đối tượng làm việc dưới sự quản lý của mình – những cá nhân đã có kinh nghiệm giám sát, có sức khỏe tốt, năng lực trí tuệ và thể chất để đảm bảo tiến độ tổng thể của dự án.
5. Bước 5: Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình quản lý chất lượng thi công
Tại Điều 28 trong Nghị định này quy định:
– Nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế 3 bước, lập thiết kế bản vẽ thi công cho thiết kế 1 bước hoặc 2 bước và giám sát tác giả theo quy định;
– Nội dung thực hiện:
+ Trình bày thông tin thiết kế công trình khi có yêu cầu từ chủ đầu tư, nhà thầu thi công và nhà thầu giám sát xây dựng;
+ Phối hợp cùng chủ đầu tư khi được yêu cầu để xử lý những vướng mắc, phát sinh về thiết kế, điều chỉnh thiết kế phù hợp với thực tế thi công;
+ Thông báo kịp thời với chủ đầu tư và kiến nghị biện pháp xử lý khi phát hiện việc thi công sai với thiết kế được duyệt;
+ Tham gia nghiệm thu công trình khi có yêu cầu từ chủ đầu tư.
6. Bước 6: Kiểm định dự án trong quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng
Tại Điều 87 của Luật Xây dựng 2014 quy định, chủ đầu tư phải thuê tư vấn giám sát hoặc tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát công trình xây dựng. Đối với họ, khi nghiệm thu công trình cũng cần được kiểm định. Quá trình kiểm định này thường áp dụng phương pháp không phá hủy và khi cần thiết thì tổ chức lấy mẫu xác suất để thử nghiệm phá hủy, phục vụ công tác thí nghiệm vật liệu, vật tư xây dựng.
7. Bước 7: Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng công trình
Theo Điều 30 của Nghị định này quy định:
– Khi kết thúc một giai đoạn xây dựng, cần tiến hành kiểm tra và nghiệm thu nhằm đánh giá chất lượng trước khi chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo;
– Khi kết thúc một gói thầu xây dựng, chủ đầu tư và nhà thầu có thể thỏa thuận về việc nghiệm thu giai đoạn hoặc một bộ phận thi công.
8. Bước 8: Nghiệm thu hạng mục trong quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng
Trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư tổ chức và trực tiếp tham gia nghiệm thu toàn bộ hạng mục hoàn thành khi đáp ứng các điều sau:
– Công việc xây dựng đã được thi công đầy đủ theo hợp đồng thiết kế được phê duyệt;
– Công tác nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn, bộ phận được tiến hành đầy đủ theo quy định;
– Kết quả thí nghiệm, kiểm định, chạy thử đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo quy định thiết kế;
– Tuân thủ những quy định về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường,…
9. Bước 9: Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình của cơ quan có thẩm quyền
Tại Điều 24 trong Nghị định này quy định về kiểm tra công tác nghiệm thu công trình như sau:
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu khi thi công và khi hoàn thành dự án.
– Công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia, mang quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, dùng vốn đầu tư công;
– Có sự ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích xã hội.
10. Bước 10: Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng
Sau khi dự án hoàn thành, chủ đầu tư và các chủ thể tham gia vào hoạt động thi công tiến hành lập, lưu trữ hồ sơ liên quan tới nhiệm vụ do mình thực hiện. Đối với dự án nhà ở và di tích, quá trình lưu hồ sơ phải tuân thủ vào quy định của Pháp luật về nhà ở và di sản văn hóa.
11. Bước 11: Hoàn trả mặt bằng trong quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng
Khi dự án hoàn thành, đơn vị thi công phải giao trả lại mặt bằng phần thu hồi đất theo đúng hiện trạng ban đầu. Bên cạnh đó, thực hiện di chuyển vật tư, thiết bị – máy móc cùng những tài sản khác của mình ra khỏi công trường.
12. Bước 12: Bàn giao công trình xây dựng trong quy trình quản lý chất lượng thi công
Việc bàn giao dự án được lập thành biên bản, Pháp luật quy định tại Điều 24 Luật Xây dựng 2014 phải tuân thủ những yếu tố sau:
– Người tham gia bàn giao chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận. Trường hợp chủ đầu tư không đồng thời quản lý sử dụng công trình thì chủ đầu tư sẽ bàn giao dự án cho chủ quản lý sau khi đã tổ chức nghiệm thu.
– Nhà thầu phải giao cho chủ đầu tư các tài liệu: bản vẽ hoàn công, quy trình hướng dẫn vận hành, quy trình bảo trì, danh mục các thiết bị,…
– Trường hợp chưa bàn giao được công trình thì chủ đầu tư tạm thời quản lý, vận hành dự án.
Quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng phải thực hiện theo 6 nguyên tắc dưới đây:
– Công trình cần được kiểm soát chất lượng theo quy định, từ khâu chuẩn bị, thực hiện đầu tư thi công đến giám sát, sử dụng công trình để đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị và các công trình bên cạnh;
– Hạng mục, dự án hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, phải có phương pháp tự quản lý chất lượng do mình làm, Nhà thầu chính hoặc Tổng thầu có nghĩa vụ quản lý chất lượng công việc do mình phụ trách;
– Chủ đầu tư quản lý chất lượng dự án phù hợp với hình thức đầu tư, giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư khi thi công theo quy định. Chủ đầu tư tự thực hiện những hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của Pháp luật;
– Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý của các tổ chức, cá nhân tham gia thi công; thẩm định thiết kế, công tác nghiệm thu, thực hiện giám định chất lượng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
– Áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến như: NGHIỆM THU XÂY DỰNG 360 - QUẢN LÝ DỰ ÁN 360
– Cá nhân tham gia vào việc quản lý chất lượng công trình phải được đào tạo, tham gia các khóa huấn luyện như: Khóa học quản lý chất lượng dự án, lập hồ sơ chất lượng hoàn công dự án,…
Nghiệm Thu Xây Dựng 360 giới thiệu những văn bản pháp quy trong quy trình quản lý chất lượng xây dựng như sau:
– Luật Xây dựng số 50/QH13/2014 về Luật Xây dựng;
– Nghị định 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì dự án xây dựng;
– Thông tư 26/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng về quản lý chất lượng và bảo trì dự án xây dựng;
– Thông tư 03/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng về Phân cấp công trình xây dựng;
– Thông tư số 10/2014/TT- BXD của Bộ Xây dựng về việc Quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ.
5. Quản lý quy trình chất lượng thi công xây dựng với NGHIỆM THU XÂY DỰNG 360
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ nắm rõ được những thông tin về 12 quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng, cùng với các nguyên tắc và văn bản pháp lý trong quy trình này. Các nhà thầu, chủ đầu tư, đơn vị thi công và những bên liên quan cần thực hiện đúng quy định, đảm bảo dự án đạt chuẩn chất lượng và an toàn môi trường. Theo dõi website: Nghiemthuxaydung.com - Tbt360.com để cập nhật thêm những quy trình quản lý chất lượng nhé!
Liên hệ mua phần mềm để được hỗ trợ tốt nhất:
Mr Thắng 090.336.7479
Tải bản dùng thử full: https://nghiemthuxaydung.com/tai-ban-quyen_c
#Nghiệm_thu_xây_dựng_360
_______________
Nguồn: Inter Nét
Bài viết liên quan
16. Thêm, bớt, lưu bảng cốt thép người dùng vào nghiệm thu xây dựng 360
Cách điều chỉnh bảng cốt thép kèm theo bên bản nghiệm thu
15. Thêm, bớt ván khuôn vào nghiệm thu xây dựng 360
Khi nghiệm thu các công tác đến ván khuôn thì phần mềm sẻ tự chọn cho bạn bảng số liệu tương ứng. Người dùng chỉ việc nhập số liệu dài, rộng, cao vào là được
14. Thêm bớt, lưu bảng lis hoàn thiện vào nghiệm thu xây dựng 360
Khi làm hồ sơ nghiệm thu công tác hoàn thiện người dùng thường có lis công việc cần nghiệm thu kèm theo. Trong phần mềm nghiệm thu xây dựng 360 sẻ tự động tìm kiếm bảng tương ứng cho công tác nghiệm thu của nó để xuất biên bản tự động
13. Hướng dẫn nhập file excel, thao tác với phần thanh toán giai đoạn trong nghiệm thu xây dựng 360
Phần mềm cho phép người dùng xuất bảng đầy đủ 1 bộ hồ sơ thanh toán theo đúng mẫu của bộ tài chính
TT 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính - Phụ lục 03.a
12. Hướng dẫn thao tác thiết lập cơ bản trong phần mềm nghiệm thu xây dựng 360
Hướng dẫn tất cả các thao tác cơ bản trong phần mềm nghiệm thu xây dựng 360 mà người dùng cần xem
Nhập số liệu tìm kiếm công tác, nhập khối lượng, nhập ngày giờ, các bảng kích thước hình học phụ theo từng loại công tác khác nhau
11. Hướng dẫn lập, xuất tiến độ thi công và nghiệm thu trong phần mềm nghiệm thu xây dựng 360
Phần nghiệm thu xây dựng 360 cho phép người dùng xuất tiến độ thi công theo tuần, theo ngày để phục vụ công tác báo cáo ngày,báo cáo tuần và làm hồ sơ dự thầu một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp
=> Quan trọng nó được miễn phí hoàn toàn
Hướng dẫn điều chỉnh và xuất nhật ký thi công, thanh toán trong nghiệm thu xây dựng 360
Trong bộ hồ sơ nghiệm thu và thanh tóa thì một phần không thể thiếu được đó là nhật ký thi công, phần mềm nghiệm thu xây dựng sẻ hỗ trợ bạn xuất chính xác đến từng nhân công trong 1 ngày, 1 tuần của tất cả công tác đó. Nhật ký đươc thê hiện cả kỹ thuật, máy móc và nhân công, thời tiết ...
10. Hướng dẫn xuất biên bản nghiệm thu thanh toán trong phần mềm nghiệm thu 360
Sau khi thực hiện xong các công tác thiết lập, nhật ký, ngày giờ ... trong quá trình xuất biên bản người dùng có thể nhập, sửa lại biên bản, lưu biên bản trước khi xuất
9. Thêm, bớt, lưu tiêu chuẩn nghiệm thu trong phần mềm nghiệm thu xây dựng 360
Với 1 mã hiệu công tác đã được lập sẵn số liệu nghiệm thu, các tiêu chuẩn liên quan. Trong trường hợp người dùng cần thêm bớt, sửa số liệu người dùng chỉ cần chuột phải tại bảng chi tiết và thực hiện theo video
8. Lưu mã vận dụng và sao chép công tác tương tự đã được thực hiện trước
Phần mềm cho phép lưu các công tác vận dụng để thực hiện cho các lần sau hoặc sao chép 1 công tác đã thực hiện trước đó để giảm thời gian thiết lập lại
7. Thiết lập nhật nhật ký thi công theo R3, R7 vào nghiệm thu xây dựng 360
Để thực hiện được được công tác nghiệm thu bê tông về R7, R3 phục vụ cho các công việc cần phải nghiệm thu sớm hơn so với tiêu chuẩn người dùng có thể sửa lại thủ công hoặc chuột phải để thực hiện công tác này
6. Tách gộp công tác nghiệm thu theo yêu cầu của người dùng vào nghiệm thu xây dựng 360
Khi người dùng cần chia khối lượng thanh toán thành nhiều lần nghiệm thu hoặc gộp các đầu việc nghiệm thu lại để nghiệm thu 1 lần như công tác ván khuôn, thép ... thì cần thực hiện chi tiết theo video
5. Nhập đầu việc thi công và thời gian nghiệm thu vào phần mềm nghiệm thu xây dựng 360
Hướng dẫn chức năng tìm kiếm đầu việc ghiệm thu, khối lượng và thời gian nghiệm thu vào phần mềm nghiệm thu xây dựng 360