Hướng dẫn khắc phục lỗi cài đặt Java khi cài phần mềm đấu thầu qua mạng [Nguyễn Hoàng Tuấn]
Trình duyệt IE 11 sẻ không chạy được phần mềm đấu thầu do không tương thích và nó chỉ chạy ổn trên IE8 hoặc 9
Danh mục
Bộ phận bán hàng
SĐT: 0787 64 65 68
Zalo: 0971 954 610
SĐT: 0975 866 987
Zalo: 0975 866 987
SĐT: 098 884 9199
Zalo: 098 884 9199
Danh sách đại lý
Support online
Ms Thúy
0787 64 65 68
Mr Hòa
0975 866 987
Mr Quyết
098 884 9199
Cùng với sự phát triển và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng, với mật độ thông tin dày đặt như vậy, việc xuất hiện một số thuật ngữ về BIM nhằm đơn giản hóa câu chữ cũng là điều dễ hiểu, sau đây Nghiệm thu xây dựng 360 sẽ cùng điểm qua những thuật ngữ về BIM thường gặp.
BIM (Building Infomation Modeling): là một khái niệm chỉ một quy trình thiết kế, quản lý và ứng dụng mô hình kỹ thuật số của công trình, thiết lập các thông tin của các cấu kiện vào mô hình phục vụ cho nhiều mục đích trong suốt quá trình phát triển dự án.
BIM 3D: BIM với mô hình hình học 3 chiều (3D model).
BIM 4D: mô hình BIM 3D cộng thêm thông tin về tiến độ xây dựng.
BIM 5D: Mô hình BIM 4D cộng thêm thông tin về chi phí xây dựng.
BIM 6D: Mô hình BIM 5D cộng thêm thông tin về quản lý vòng đời của dự án.
BIM Level 0: thiết kế được hỗ trợ bởi CAD thông qua các đường nét và văn bản để tạo ra các bản vẽ 2D và lịch biểu, sự trao đổi thông tin có thể trên giấy hoặc điện tử nhưng không có các tiêu chuẩn và quy trình thống nhất.
BIM Level 1: thiết kế được hỗ trợ bởi CAD trong bản vẽ 2D hoặc 3D (tùy nhu cầu) với một số dữ liệu thông tin ghi chú đính kèm. Các dữ liệu được chia sẻ và quản lý theo một số tiêu chuẩn nhất định.
BIM Level 2: thiết kế được hỗ trợ trong môi trường 3D với các dữ liệu được đính kèm trong mô hình theo từng bộ môn riêng biệt. Mô hình được quản lý và chia sẻ theo các bộ tiêu chuẩn thống nhất giữa các bên làm việc.
BIM Level 3: là một khái niệm vẫn trong quá trình được định nghĩa. Về cơ bản chỉ một mô hình làm việc hợp tác bao gồm mô hình dự án 3D kết hợp với các thông tin tiến độ xây dựng
BEP (BIM Execution Plan): bộ kế hoạch phát triển dự án tiêu chuẩn được chuẩn bị bởi các chủ đầu tư hay nhà thầu, làm cơ sở cho việc thực hiện BIM trước và sau khi ký hợp đồng dự án.
PEP (Project Execution Plan): thiết lập chiến lược quản lý một dự án cụ thể, mô tả quy trình, các bước thực hiện, yêu cầu và thủ tục ưu tiên ở mỗi giai đoạn.
PIP (Project Implementation Plan): văn bản trình bày về năng lực IT và nhân lực của nhà cung cấp EIR (là một phần của hợp đồng BIM trước khi thi hành) bởi mỗi tổ chức đấu thầu cho dự án.
PIM (Project Infomation Model): mô hình thông tin xây dựng BIM được phát triển trong giai đoạn thiết kế và xây dựng của dự án.
CAD (Computer Aided Design): nền tảng thiết kế kỹ thuật trên máy tính, CAD là khái niệm chung chỉ 2D CAD và 3D CAD.
CDE (Common Data Enviroment): nguồn thông tin chung của dự án, được sử dụng để thu thập, lưu trữ, quản lý và chia sẻ tài liệu, mô hình... của dự án đến các cá nhân và phòng ban liên quan.
LOD (Level of Detail): mức độ chi tiết của các đối tượng đồ họa trong mô hình BIM.
LOI (Level of Infomation): mức độ chi tiết của các thông tin phi đồ họa trong mô hình BIM.
(4D), chi phí (5D) và những thông tin chi tiết hơn để quản lý vòng đời của cả dự án (6D) - kết hợp với các công đoạn bảo trì, thay thế các đối tượng trong dự án.
IFC (Industry Foundation Classes): IFC là một chuẩn dữ liệu trung gian, được chuẩn hóa để trao đổi và chia sẻ mô hình BIM, đang được định hướng để trở thành một tập tin tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm các thông tin về hình học và các dữ liệu liên quan.
BIM được áp dụng từ giai đoạn hình thành ý tưởng, thiết kế, thi công, vận hành công trình. Tất cả các bên tham gia đều dùng chung một mô hình thông tin công trình BIM. BIM phục vụ công việc cho các bên liên quan là khác nhau, gồm:
Ứng dụng BIM cho chủ đầu tư (Owners) và quản lý cơ sở hạ tầng (Facility Managements)
Ứng dụng BIM cho kiến trúc sư (Architects) và kỹ sư công trình (Engineers)
Ứng dụng BIM cho nhà thầu (Contractors)
Ứng dụng BIM cho nhà thầu phụ (Subcontractors) và nhà chế tạo (Fabricators)
Thiết kế kiến trúc: từ giai đoạn lên ý tưởng, phân tích năng lượng công trình.
Thiết kế kết cấu: lên phương án thiết kế, phân tích sơ đồ kết cấu.
Thiết kế cơ điện nước: lên phương án thiết kế, tối ưu thiết kế (giảm va chạm, đảm bảo cao độ, phân tích hiệu suất)
Bản vẽ Shopdrawing, thống kê
Mô phỏng trình tự thi công, lắp dựng
Phục vụ chế tạo cấu kiện
Quản lý tổng mặt bằng, đánh giá tính khả thi ngoài công trường, an toàn lao động
Virtual Reality, Augmented Reality, 3D Printing, 3D Scanning
Quản lý tòa nhà, hệ thống BMS
Khái niện về BIM (Building Information Modeling) được biết đến là một quy trình tiên tiến được ứng dụng trong ngành xây dựng dựa trên các mô hình 3D kỹ thuật số được sử dụng xuyên suốt vòng đời của một dự án thiết kế, hạ tầng và xây dựng. Những mô hình BIM này chúng được tạo thành bởi các mô hình thông minh kèm theo rất nhiều thông tin, được thay đổi và cập nhật xuyên suốt quá trình phát triển dự án.
Trong đó:
Building: công trình
Information: thông tin
- Hình học: các kích thước dài, rộng, cao, khoảng cách giữa các cấu kiện công trình như dầm, cột, sàn, cửa, cầu thang, mái…
- Phi hình học: thông tin về đặc tính sản phẩm, thông số kỹ thuật, như chậu rửa Lavabo từ nhà cung cấp nào, model ra sao, giá bao nhiêu, website và description về sản phẩm…
Modeling: mô hình (khi là Model, Models), cần sử dụng các phần mềm (BIM Tools) để tạo lập các mô hình thông tin.
Kiến trúc: Revit, ArchiCad, Grasshopper 3D, Rhinoceros, Lumion…
Kết cấu: Revit, Tekla, Robot Structural Analysis, Bentley, Staad pro…
Cơ điện: Revit, Cadewa…
Phân tích năng lượng: Equest, Energy +, Ecotect, GBS, Vasari…
Quản lý dự án: Navisworks Manage (+iConstruct+Synchro), TeklaBimsight…
Dự toán: Vico, CostX…
Công nghệ đang thay đổi cách các tòa nhà, cơ sở hạ tầng được thiết kế, xây dựng và vận hành. Và nó giúp cải thiện quá trình làm việc, cải thiện hiệu suất thiết kế và vận hành trong suốt vòng đời của các công trình. Về cơ bản có thể coi đây là mô hình 3D ảo của tòa nhà với đầy đủ các thành phần: gạch, vữa, lợp, ánh sáng, nội thất... đều được quy định cụ thể trong mô hình BIM.
Tất cả các cá nhân, tổ chức cộng tác trong việc thiết kế và xây dựng công trình đều có thể sử dụng những dữ liệu trong mô hình BIM, thông qua đó có thể phân tích được giá, thời gian và phương pháp xây dựng, bảo trì công trình. Toàn bộ quá trình làm việc sẽ dựa trên cơ sở việc chia sẻ thông tin này, chúng luôn được cập nhật và bổ sung liên tục trong suốt quá trình làm việc, từ lúc phát thảo cho đến lúc công trình được hoàn thiện. Cũng bởi lý do đó, BIM cũng có thể được xem là "Building Information Management - Quản lý thông tin công trình".
Với BIM, dữ liệu sẽ được tập trung và thống nhất trong suốt quá trình làm việc, tất cả mọi cập nhật đều tự động diễn ra và hoàn toàn chính xác. Các cảnh báo cũng được phát hiện một cách thông minh và linh hoạt với các xung đột (ví dụ đường ống với khung dầm?), dễ dàng xuất ra các bảng vẽ 2D, phát hiện các điểm bất hợp lý thông qua mô hình thiết kế 3D, liên kết giữa các phòng ban với nhau (kiến trúc, kết cấu, MEP, xây dựng...).
BIM là một công nghệ và cũng là quá trình hoàn toàn khác biệt so với thực tế thiết kế truyền thống. Việc quyết định áp dụng BIM vào dự án hay tổ chức đều là một quyết định đầu tư khó khăn khi cần cân nhắc các yếu tố như con người, chi phí hạ tầng, chi phí phần mềm, tái cơ cấu bộ máy…
Ở nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng rộng rãi mô hình thông tin công trình (Building Information Modeling, viết tắt là BIM) trong lĩnh vực xây dựng với các cấp độ khác nhau. Tại Việt Nam, Chính phủ cũng như các chủ đầu tư và các doanh nghiệp đang đẩy mạnh áp dụng BIM đối với các dự án đầu tư xây dựng từ thiết kế, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng và khai thác sử dụng công trình.
Hiện nay, ở Việt Nam thuật ngữ BIM có lẽ đã không còn xa lạ với nhiều người, có thể còn nhiều người chưa hiểu rõ về BIM nhưng ít nhất là họ cũng đã từng nghe ai đó đề cập tới thuật ngữ này. BIM được hình thành với mục tiêu cải thiện mọi khâu trong quá trình tạo ra và sử dụng một công trình từ thiết kế tới thi công và vận hành công trình. BIM rõ ràng có ảnh hưởng lớn to lớn tới mọi thành phần trong ngành xây dựng trên thế giới cũng như ở Việt Nam, từ đơn vị thiết kế, nhà thầu thi công cho tới chủ đầu tư cũng như đơn vị quản lý vận hành. Với tác động rộng khắp và toàn diện như vậy, để triển khai BIM rõ ràng là không dễ dàng cũng như khó có thể thành công trong một sớm một chiều được. Ứng dụng BIM vào các hoạt động của doanh nghiệp giống như một cuộc đua đường dài gồm nhiều chặng và ngốn nhiều thời gian, nguồn lực.
Tại Việt Nam, hiện nay BIM chủ yếu được triển khai ở các công trình có thiết kế và hệ thống kỹ thuật phức tạp trong đó có cả các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tư nhân hoặc đầu tư nước ngoài. Dù nhiều chủ đầu tư nhận thức được hiệu quả của việc áp dụng BIM, đặc biệt là việc tiết kiệm chi phí trong thi công và vận hành nhưng do một số rào cản ban đầu như chi phí đào tạo và chi phí đầu tư ban đầu cho BIM khá cao dẫn đến chi phí thiết kế cao hơn truyền thống. Thêm vào đó, quản lý dự án sử dụng BIM cũng cần nhân sự hiểu biết về công nghệ này mới có thể tận dụng hết lợi ích mà BIM mang lại. Thiếu nhân lực được đào tạo về BIM cũng là một trở ngại lớn trong nước.
Theo kinh nghiệm các quốc gia đi trước, để BIM được áp dụng nhanh và hiệu quả trong một quốc gia thì các tiêu chuẩn, lộ trình về BIM cần được ban hành từ sớm, trước khi BIM được triển khai rộng rãi một cách tự phát trong ngành xây dựng. Chiến lược và lộ trình rõ ràng cùng với các biện pháp hỗ trợ phù hợp đưa ra từ các cơ quan quản lý xây dựng là những yếu tố chủ đạo đảm bảo sự thành công cho việc áp dụng BIM ở Việt Nam.
--------------------------------------------------------
Mô hình BIM đang là một vấn đề nan giải khi các Doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được các công cụ tốt nhất và con người sử dụng vẫn còn nhiều hạn chế về kiến thức của nó. Phần mềm Nghiệm thu xây dựng 360 là một công cụ hữu hiệu để phục vụ cho một công đoạn trong quá trình quản lý hồ sơ nghiệm thu thanh quyết toán. Khi sử dụng phần mềm nghiệm thu xây dựng 360 thì doanh nghiệp có thể giảm được trên 95% thời gian lập và quản lý hồ sơ so với việc sử dụng các phương pháp truyền thống là sử dụng word và excel, giảm thiểu sai sót tối đa nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng cũng như thời gian hoàn thành bộ hồ sơ nghiệm thu bao gồm cả nhật ký tự động và hồ sơ thanh toán
Liên hệ để được tư vấn thêm về phần mềm nghiệm thu hoàn công nhanh và kịp thời:
Zalo/ĐT: 0787 64 65 68 (Thúy) hoặc 0377 101 345 (Hòa)
Tải phần mềm nghiệm thu, hoàn công 360 nhanh và đơn giản nhất: TẢI VỀ
_______________________
Hướng dẫn công tác nghiệm thu
- Nhóm hỗ trợ nghiệp vụ quản lý dự án và hồ sơ trên Zalo: https://zalo.me/g/ffjsbd226
- Hướng dẫn nghiệp vụ ở đây: https://nghiemthuxaydung.com/huong-dan-lap-ho-so_c
- Hướng dẫn dự toán tất cả các loại ở đây: https://nghiemthuxaydung.com/video-huong-dan-21_c
- Hướng dẫn dự toán theo ND 68 mới nhất: https://nghiemthuxaydung.com/huong-dan-lap-du-toan-cong-trinh-theo-nd-682019nd-cp-va-tt092019bxd-chuan-nhat-don-gian-nhat_p249
- Hướng dẫn hồ sơ nghiệm thu: https://nghiemthuxaydung.com/huong-dan-lap-ho-so-nghiem-thu-quan-ly-chat-luong-mien-phi_p461
Bài viết liên quan
Hướng dẫn khắc phục lỗi cài đặt Java khi cài phần mềm đấu thầu qua mạng [Nguyễn Hoàng Tuấn]
Trình duyệt IE 11 sẻ không chạy được phần mềm đấu thầu do không tương thích và nó chỉ chạy ổn trên IE8 hoặc 9
Quy định về trách nhiệm thẩm định, phê duyệt dự án điều chỉnh báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư XD
Độc giả Trần Việt Hưng - Tuyên Quang hỏi về Người quyết định đầu tư hay chủ đầu tư thẩm định dự án điều chỉnh?
HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN ĐẤU THẦU TRÊN HỆ THỐNG MẠNG ĐẤU THẦU QUỐC GIA
Hướng dẫn đăng thông tin nhà thầu lên hệ thống đấu thầu qua mạng Quốc gia
Tiếng anh chuyên ngành xây dựng dành cho kỹ sư ( part 14)
Nối tiếp chuổi bài chia sẽ những từ vựng tiếng anh chuyên ngành xây dựng phổ biến phục vụ cho anh em kỹ sư trong quá trình đọc bản vẽ và làm hồ sơ quản lý chất lượng, hồ sơ hoàn công, Hôm này Phần mềm Nghiệm Thu Xây Dựng 360 tiếp tục chia sẻ tới quý bạn đọc phần 14 trong chuổi từ vựng tiếng anh chuyên ngành xây dựng
Tiếng anh chuyên ngành xây dựng dành cho kỹ sư ( part 13)
Nối tiếp chuổi bài chia sẽ những từ vựng tiếng anh chuyên ngành xây dựng phổ biến phục vụ cho anh em kỹ sư trong quá trình đọc bản vẽ và làm hồ sơ quản lý chất lượng, hồ sơ hoàn công, Hôm này Phần mềm Nghiệm Thu Xây Dựng 360 tiếp tục chia sẻ tới quý bạn đọc phần 12 trong chuổi từ vựng tiếng anh chuyên ngành xây dựng
Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng theo quy định mới nhất
Một công trình xây dựng muốn hoàn hảo, bền vững cần rất nhiều yếu tố khác nhau, từ khâu lên ý tưởng, thiết kế, cho đến thực hiện thi công. Trong đó, nhà thầu xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trong quá trình tạo nên sự thành công của một công trình. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết này để nắm được trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng.
Tiếng anh chuyên ngành xây dựng dành cho kỹ sư ( part 12)
Nối tiếp chuổi bài chia sẽ những từ vựng tiếng anh chuyên ngành xây dựng phổ biến phục vụ cho anh em kỹ sư trong quá trình đọc bản vẽ và làm hồ sơ quản lý chất lượng, hồ sơ hoàn công, Hôm này Phần mềm Nghiệm Thu Xây Dựng 360 tiếp tục chia sẻ tới quý bạn đọc phần 12 trong chuổi từ vựng tiếng anh chuyên ngành xây dựng
Tiếng anh chuyên ngành xây dựng dành cho kỹ sư ( part 11)
Nối tiếp chuổi bài chia sẽ những từ vựng tiếng anh chuyên ngành xây dựng phổ biến phục vụ cho anh em kỹ sư trong quá trình đọc bản vẽ và làm hồ sơ quản lý chất lượng, hồ sơ hoàn công, Hôm này Phần mềm Nghiệm Thu Xây Dựng 360 tiếp tục chia sẻ tới quý bạn đọc phần 11 trong chuổi từ vựng tiếng anh chuyên ngành xây dựng
NĐ số 50/2021/NĐ-CP: Bổ sung quy định về “hợp đồng quy mô nhỏ” và “hợp đồng theo chi phí cộng phí"
Nghị định số 50/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 1/4/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2021, gồm các nội dung quy định chủ yếu về điều chỉnh hợp đồng xây dựng, quản lý hợp đồng EPC và bổ sung 02 loại hợp đồng xây dựng.
Nghị định số 50/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 37/2015/NĐ-CP về hợp đồng xây dựng
Ngày 01/4/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 50/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng
Áp dụng BIM trong quá trình đầu tư xây dựng
Ngày 2/4/2021, thứ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định số 348/QĐ-BXD về việc "Công bố Hướng dẫn chung áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM)" để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan sử dụng trong quá trình thực hiện. Theo đó, quyết định có hiệu lực từ ngày ký và thay thế cho quyết định số 1057/QĐ-BXD ngày 11/10/2017 về Công bố hướng dẫn tạm thời áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong giai đoạn thí điểm.
Nghị định 15/2021/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Ngày 3/3/2021 Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký (03/03/2021) và thay thế Nghị định số 59/2015/NĐ-CP; Nghị định số 42/2017/NĐ-CP; Điều 1, Điều 4, từ Phụ lục I đến Phụ lục IX Nghị định số 100/2018/NĐ-CP.